Là con một nên con phải chịu sức ép ghê gớm từ mẹ. Việc học đã đành, đến lúc con chơi mẹ cũng “để ý” ghê gớm.
Hồi con còn nhỏ, nếu thấy con loay hoay chơi xếp hình, chơi ô tô với bạn Phong ở gần nhà, thế nào mẹ cũng nhắc: “Đấy là trò của con trai, con đừng chơi nữa!”.
Lớn hơn chút nữa, khi bố vắng nhà, con loay hoay tìm cách vặn lại cái ốc xe đạp bị lỏng, van nước bị hỏng... mẹ lại gắt: “Đó đâu phải việc mà con gái nhúng tay vào. Để mẹ gọi người đến sửa!”... Những câu nói đó ám ảnh con rất lâu.
Lớn hơn chút nữa, khi bố vắng nhà, con loay hoay tìm cách vặn lại cái ốc xe đạp bị lỏng, van nước bị hỏng... mẹ lại gắt: “Đó đâu phải việc mà con gái nhúng tay vào. Để mẹ gọi người đến sửa!”... Những câu nói đó ám ảnh con rất lâu.
Con muốn trở thành cô gái bản lĩnh, tự tin và tự mình xử lý mọi việc. Ảnh minh họa: Internet
Con chỉ nghĩ đơn giản, có những việc con có thể làm được, mẹ cứ để con làm, có sao đâu mà phải phân biệt việc của con trai hay việc của con gái.
Tại sao, mẹ cứ mặc định trong đầu rằng, con gái là phải bếp núc, thêu thùa, còn con trai thì phải biết sửa điện, sửa nước trong nhà?
Con nhớ, đã có lần bố nói với mẹ rằng: “Hãy để con được làm những gì nó thích và phân biệt giới tính qua “phân công công việc” là không hay”.
Vậy mà mẹ vẫn giữ cách suy nghĩ định kiến đó mỗi khi nhắc con “Việc này của con trai...”. Lẽ nào mẹ không muốn con trở thành một cô gái bản lĩnh, tự tin và có thể tự mình xử lý mọi việc hay sao?