PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, vàng ô là hóa chất được dùng để nhuộm màu vải và sơn công nghiệp. Chất này không được phép sử dụng trong thực phẩm vì nó có hại cho sức khỏe của con người, có khả năng gây ung thư rất cao.
Ngoài ra, chất vàng ô còn gây hại các tế bào gan, thận và tủy xương. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã xếp vàng ô thuộc nhóm 3 các chất gây ung thư. Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO cũng xếp vàng ô đứng thứ 5/116 chất gây ung thư hàng đầu trên thế giới.
Ngoài ra, chất vàng ô còn gây hại các tế bào gan, thận và tủy xương. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã xếp vàng ô thuộc nhóm 3 các chất gây ung thư. Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO cũng xếp vàng ô đứng thứ 5/116 chất gây ung thư hàng đầu trên thế giới.
Theo PSG Thịnh, việc phân biệt măng tươi nhuộm hóa chất không khó. Người tiêu dùng căn cứ vào một số tiêu chí như vỏ măng, màu sắc, độ giòn, độ bóng và mùi vị (như bảng dưới). Ngoài ra, khi mua về, người tiêu dùng nên ngâm qua nước một thời gian, sau đó luộc kỹ bỏ nước rồi mới sơ chế, góp phần làm bay hơi độc tố có sẵn trong măng”, PGS Thịnh chia sẻ.
5 tiêu chí phân biệt măng an toàn và măng ngâm, tẩm hóa chất
Tiêu chí |
Măng ngâm hóa chất |
Măng tươi |
Vỏ |
Vỏ dày |
Vỏ mỏng |
Màu sắc |
Màu trắng nhợt hoặc vàng đậm |
Màu vàng nhạt, hoặc hơi thâm |
Độ giòn |
Giòn, có thể bẻ gãy |
Dai, khó bẻ gãy |
Độ bóng |
Rất bóng, nhìn bắt mắt |
Vỏ xù xì |
Mùi vị |
Mùi hắc hoặc mùi diêm sinh |
Mùi thơm nhẹ, nước măng có vị chua |
Trước đó, cơ quan chức năng đã phát hiện một số cơ sở sản xuất dùng chất vàng ô để nhuộm vàng da gà. Tuy là chất độc, nhưng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, không thể cấm lưu hành chất này, vì đây là thành phần quan trọng trong sơn xây dựng và dệt vải. Một số người dân đã dùng hóa chất này để làm đẹp cho thực phẩm. Do đó, Cục An toàn thực phẩm cho rằng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xử phạt nặng những đối tượng dùng chất vàng ô để nhuộm màu thực phẩm.