Theo như Ayurvera thì thực phẩm có thể được phân loại thành 2 loại, cụ thể là Ushna có nghĩa là nóng và Shita có nghĩa là lạnh. Cơ sở để phân loại thực phẩm nóng và mát là dựa vào tác động hay nói cách khác là nảh hưởng của thực phẩm đó tới cơ thể của bạn là gì.
Do vậy việc xác định và nắm rõ những thực phẩm nóng và mát (nhiệt và hàn) sẽ giúp bà nội trợ cân bằng được dinh dưỡng cho cả gia đình theo các mùa trong năm hiệu quả hơn. Dưới đây là một số thông tin liên quan tới thực phẩm nóng và mát mà bạn cần ghi nhớ.
Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng, thực phẩm có 3 đặc tính chủ yếu là làm mát cơ thể, tác động trung tính hoặc làm nóng cơ thể. Còn thức ăn để nguội được coi là "âm" và ngược lại, thực phẩm nóng thì được coi là "dương".
Dưới đây là một số loại hoa quả, gia vị điển hình cho thực phẩm nóng và mát:
- Thực phẩm có tính mát (làm mát cơ thể) bao gồm: quả chuối, bưởi (bòng), quả hồng, rau diếp, hạt dẻ nước, hạt đậu nành, lòng trắng trứng, lá bạc hà, súp lơ (bông cải xanh), cà chua, củ cải, dưa chuột, cây mía, lá sen.
- Thực phẩm có tính nóng bao gồm: vỏ quả bưởi, quả đào, quả ổi, quả mâm xôi, quả mít, quả mơ, quả sầu riêng, quả xoài; gia vị như quế, gừng, ớt, rau mùi, đinh hương, tỏi, óc chó, quả ớt đỏ và ớt xanh, quả việt quất.
- Thực phẩm trung tính bao gồm: quả mận, nho khô, củ khoai lang, quả bí ngô, củ khoai tây, củ hành tây, mật ong, cà rốt, cây cần tây, lòng đỏ trứng, sữa, đậu đỏ, hướng dương.
Một số lưu ý khi sử dụng trái cây để làm mát cơ thể trong mùa hè:
Do nhiệt độ cao nên nhu cầu làm mát của cơ thể cũng trở nên cần thiết hơn. Ngoài các giải pháp làm mát bên ngoài như dùng quạt, điều hoà,... thì sử dụng thực phẩm để làm mát cơ thể từ bên trong cũng quan trọng không kém. Hơn nữa phương pháp này lại lành tính, tốt cho cơ thể.
Những người nên làm mát cơ thể trong mùa hè là người hay bị ra mồ hôi nhiêu, mặt hay bị đỏ bừng lên, miệng và lưỡi bị khô,... Nguyên nhân được giải thích là do quá trình trao đổi chất ở nhóm người này tương đối cao. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng việc dùng trái cây để làm mát cho cơ thể.
Y học cổ truyền đã cho rằng, ăn trái cây quá nhiều, nhất là những trái cây có tính làm mát cơ thể có thể khiến bạn bị đầy bụng và khó tiêu do tác dụng giảm nhu động ruột. Do đó mà trái cây làm mát không khuyến khích đối với những người gặp tình trạng khó tiêu mạn tính. Hoặc nếu họ muốn ăn thì nên ăn với lượng ít và ăn kèm với một số thức ăn khác.
Thời điểm sau bữa ăn trưa hay trước khi ăn tối là thời gian lý tưởng cho một số người bị tình trạng khó tiêu mạn tính ăn trái cây làm mát cơ thể.
Đối với thực phẩm có tính nóng, tăng nhiệt
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại thực phẩm có tính nóng giúp cho hệ tiêu hoá của bạn được tốt hơn, đồng thời trí óc và cơ thể cũng trở nên nhẹ nhàng, giảm bớt căng thẳng. Đối với hệ tiêu hoá, các thực phẩm nóng nếu ăn với lượng vừa đủ sẽ thúc đẩy quá trình làm tan dịch nhầy.
Nhưng ngược lại, nếu quá lạm dụng sẽ dẫn tới các bệnh về dạ dày như viêm loét hay phát ban ngoài da. Ở một số người, thực phẩm nóng còn kích thích bạn trở nên thèm ăn hơn dẫn tới ợ nóng nếu ăn uống quá nhiều.
Đối với thực phẩm có tính lạnh, hàn
Nếu như muốn làm mát cơ thể vào mùa hè thì những thực phẩm có tính hàn này khá hiệu quả. Ngoài ra chúng còn giúp cơ thể được bổ sung năng lượng hữu ích.
Tuy nhiên, cũng như thực phẩm có tính nóng, nếu như bạn ăn quá nhiều thực phẩm có tính hàn thì nguy cơ cao khiến bạn rơi vào trạng thái khó tiêu hoá và gây ra việc tích tụ chất lỏng ở trong cơ thể. Từ đó bạn có thể cảm thấy bản thân trở nên nặng nề hơn.
Hầu hết các loại trái cây ngọt là thực phẩm có tính lạnh, trong khi quả chua lại là thực phẩm có tính nóng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn