Những con số về nạn nhân bị bạo lực gia đình của năm 2017 ở Pháp vẫn chưa được công bố nhưng theo Bộ trưởng Bình đẳng giới, bà Marlène Schiappa, nó không có chiều hướng giảm xuống so với năm trước.
Theo đó, Bộ trưởng Bình đẳng giới mới đây (tháng 10/2018) đã đưa ra 5 biện pháp mới để chống bạo lực gia đình của Chính phủ Pháp, trong đó bao gồm:
Có kế hoạch tăng vốn và nhân viên cho đường dây trợ giúp quốc gia (3919) cho những phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Tạo lập một nền tảng trực tuyến để báo cáo bạo lực gia đình và giúp phụ nữ dễ dàng hơn trong việc khiếu nại những kẻ tấn công của họ.
Tạo ra một công cụ GPS để giúp xác định vị trí nơi trú ẩn khẩn cấp cho phụ nữ bị lạm dụng trong nước.
Có kế hoạch liên quan đến đào tạo cảnh sát để đảm bảo các nạn nhân khi khai báo sẽ được cảnh sát hỗ trợ tiến hành thủ tục trình báo và khởi kiện một cách hiệu quả hơn.
Chính phủ cũng muốn thúc đẩy liên kết giữa các dịch vụ/lực lượng trợ giúp
Theo bà Bộ trưởng, trong năm 2016, có 123 phụ nữ Pháp đã bị giết bởi các đối tác (chồng/bạn tình) cũ hoặc hiện tại của họ. Điều này tương đương với việc cứ khoảng 3 ngày thì có 1 người phụ nữ bị giết bởi bạo lực gia đình. Bộ trưởng Schiappa nói: “Con số đó không bao giờ giảm và điều ấy thật khủng khiếp đối với các cơ quan nhà nước”. Kể từ khi được bổ nhiệm Bộ trưởng, bà Schiappa đã thẳng thắn đưa ra một loạt các biện pháp để chống lại bạo lực tình dục và quấy rối. Ví dụ, ở Pháp, đàn ông bây giờ có thể bị phạt tối thiểu 90 euro nếu họ catcall (huýt sáo trêu đùa) hoặc đưa ra những bình luận/ý kiến dâm dục về cơ thể của người phụ nữ ở những nơi công cộng. Theo số liệu thống kê của Chính phủ Pháp, năm 2016 trung bình cứ 3 ngày thì có 1 phụ nữ chết vì hành vi bạo lực của người đàn ông cùng chung sống hoặc chồng cũ, bạn trai cũ. Đã có 255.000 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình. 3/4 trong số 255.000 nạn nhân nói trên cho biết đã nhiều lần bị bạo hành. 80% bị tổn thương tâm lý. Tuy nhiên, chỉ có 20% số phụ nữ bị bạn đời bạo hành về thể xác và/hoặc tình dục khai báo với cơ quan chức năng. Một nửa số nạn nhân không hề trình báo với cảnh sát hay trao đổi với bất kỳ hiệp hội nào. Có gần 17.000 người đàn ông bị xét xử vì các hành vi bạo lực với bạn đời hoặc vợ cũ, bạn gái cũ…