Phát chán vì làm việc kiệt sức mà lương vẫn thấp

14:39 | 15/04/2023;
Những người trẻ liên tục chia sẻ về áp lực công việc, tiền lương thấp cũng như quyết định nghỉ việc của bản thân trên mạng xã hội.

Bữa ăn chiều ngày thứ 6 - đó là thời điểm sếp cho bạn thoát ra khỏi tình trạng ngụp lặn với deadline một thời gian như là một cách để tri ân nhân viên. Tuy nhiên, trên thực tế đây có thể chỉ là mánh khóe mà tầng lớp quản lý sử dụng để xoa dịu lực lượng lao động với việc cắt giảm lương hiện nay. Dù biết vậy, một số người vẫn có thể "rơi" vào bẫy, tin tưởng và hy vọng rằng dù thu nhập giảm nhưng vẫn đủ để chi trả cho chi phí sinh hoạt hàng ngày. 

Mặt khác, nhiều người trẻ bởi vì quá mệt mỏi với làn sóng sa thải toàn cầu, giờ đây họ cảm thấy thoải mái hơn sau 1 ngày tồi tệ ở văn phòng hoặc cuộc họp online kéo dài khi chia sẻ chúng lên mạng xã hội. Tại đây, những người sáng tạo nội dung say sưa chỉ trích những thói quen độc hại của nhà tuyển dụng, cung cấp cho bạn các thủ thuật và mẹo cho mọi thứ, từ dấu hiệu cảnh báo nơi làm việc đến ý nghĩa thực sự của kế hoạch cải thiện hiệu suất. Một số người sáng tạo thậm chí còn quay phim quá trình nghỉ việc của họ. 

Người trẻ "phát chán" vì làm việc chăm chỉ, thường xuyên tăng ca mà lương vẫn thấp - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ - Pinterest

Dùng mạng xã hội như là cách để chống lại tình trạng thu nhập không xứng với áp lực công việc

Vươn lên từ đống tro tàn của đại dịch và sự ra đời của hình thức làm việc kết hợp giữa online và offline, một số người trẻ tuổi đang từ chối hệ tư tưởng làm việc cũ kỹ, bất chấp lạm phát và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang rình rập. Đối phó với các hiện tượng như Great Resignation (trào lưu nghỉ việc ồ ạt), Quiet quitting (nghỉ việc trong im lặng) và Overemployment (làm việc quá mức), một số người trên mạng xã hội đang sử dụng những từ thông dụng này làm bia đỡ đạn, chỉ trích về xu hướng làm việc đến kiệt sức ngày càng phổ biến. Quên đi tình bạn đồng nghiệp; giờ đây, một số nhân viên công sở muốn công việc có giá trị đối với họ, đặc biệt là trên khía cạnh tài chính. 

Hiện nay, với sự biến động mạnh trong nền kinh tế, nhiều người trẻ đã rơi vào vòng xoáy sa thải hàng loạt. Trong một thời điểm mà có việc đã là điều tuyệt vời bất kể mức lương là bao nhiêu, nhiều người trẻ ngày càng chật vật để có thể trang trải chi phí sinh hoạt hàng tháng. Họ làm việc chăm chỉ nhưng vẫn không đủ sống. 

Mệt mỏi trước suy thoái kinh tế - cũng như những lời hứa liên tục "bị thất hứa" rằng làm việc chăm chỉ, học đại học và chờ đợi, nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp. Connor Blakley, Giám đốc điều hành của YouthLogic cho biết, "Khi những người trẻ tuổi gặp phải bộ máy quan liêu có hệ thống không cần thiết, họ sẽ tiếp tục chia sẻ theo bản năng và chỉ trích hành vi không phù hợp của công ty."

Mặt khác, ngày nay, trên mạng xã hội, mọi người muốn đưa đến sự chân thật về cách cuộc sống đang vận hành ngoài kia. Sho Dewan, huấn luyện viên sự nghiệp trên mạng xã hội cho biết: "Đã qua rồi cái thời 'hoàn hảo' trên mạng xã hội . Mọi người muốn thấy tính xác thực, họ muốn những người sáng tạo giữ cho nó chân thực". Cựu nhà tuyển dụng và chuyên gia nhân sự này sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ của mình để chia sẻ về cách giúp các ứng viên tiềm năng phỏng vấn thành công và  tránh được những điều vụn vặt với nhà tuyển dụng của họ. Đặt tiêu đề cho các clip của mình bằng câu thu hút như "Đừng bao giờ chia sẻ điều này với bộ phận nhân sự" và "Sự thật về đàm phán lương", Dewan đưa ra lời khuyên thực sự sâu sắc mà nhiều người sẽ ngại nói ra.

Người trẻ "phát chán" vì làm việc chăm chỉ, thường xuyên tăng ca mà lương vẫn thấp - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ - Pinterest

Chấp nhận nghỉ việc vì mức lương quá thấp

Bên cạnh đó, Ifeoma Ezimako đã nghỉ công việc nhân viên khách sạn vì cô đã chán ngấy những vị khách khó tính và mức lương quá thấp của mình. Khi hành vi của khách hàng trở nên xấu đi trong thời kỳ đại dịch, cô và các đồng nghiệp của mình đã hiểu hơn về những bất công của công việc được trả tiền boa này. Đối với cô ấy, số tiền lương đó không đáng để phải thường xuyên làm việc căng thẳng. Cô nghỉ việc để tập trung vào bản thân, học lấy bằng xã hội học với sự hỗ trợ của gia đình.  Saru Jayaraman, chủ tịch của One Fair Wage chia sẻ rằng "Nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ sẽ không quay lại trừ khi có sự tăng lương lâu dài". 

Đối với một số người, họ chấp nhận nghỉ việc bởi vì quá kiệt sức. Nhiều người, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ do "zillennials" (những người ở độ tuổi cuối 20 ở ranh giới giữa Gen Z và millennials) thống trị, việc đối xử tệ bạc và lương thấp trở là lý do họ rời ngành. Green, 31 tuổi với bằng thạc sĩ, người đã quyết định từ bỏ việc kiếm thu nhập để tự áp đặt cho mình một kỳ nghỉ phép và sống bằng tiền tiết kiệm. Những người lao động trẻ cần thời gian để điều trị vết thương do kiệt sức do đại dịch và điều kiện làm việc không thể cứu vãn với những thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống. Đã có một sự thay đổi trong xã hội rộng lớn, trong đó những người lao động trẻ đang ưu tiên giá trị bản thân của họ. 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn