PV: Xin ông đánh giá về phong trào phụ nữ và công tác Hội của tỉnh Thanh Hóa trong 5 năm qua?
Ông Đỗ Minh Tuấn: Phát huy truyền thống quê hương Bà Triệu anh hùng, trong nhiệm kỳ 2011-2016 vừa qua, Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tích:
Ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá. |
- Tổ chức tốt phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, các cuộc vận động, gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...
- Nỗ lực trong các hoạt động vì sự tiến bộ, bình đẳng của phụ nữ, làm tốt vai trò của người phụ nữ trong gia đình, tích cực xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng. Các cấp Hội đã phát huy vai trò tích cực trong việc tập hợp, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ...
- Bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, vị trí của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị được nâng lên, thực sự là chỗ dựa tin cậy của đông đảo phụ nữ, là cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với phụ nữ trong tỉnh.
PV: Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp, ngành hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa như thế nào để đóng góp vào sự tăng trưởng chung, thưa ông?
Ông Đỗ Minh Tuấn: Trong phát triển kinh tế, Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm, chỉ đạo UBND tỉnh và các ban, ngành liên quan hỗ trợ kinh phí, điều kiện cần thiết để Hội LHPN các cấp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2013-2017”; Đề án “Duy trì, nhân rộng, nâng cao chất lượng câu lạc bộ gia đình 5 không, 3 sạch”; thành lập Trung tâm dạy nghề, gian hàng giới thiệu sản phẩm sau học nghề Hội LHPN tỉnh; xây dựng trụ sở và thành lập Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa theo mô hình tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa...
Di tích lịch sử Thành nhà Hồ, Thanh Hóa. |
Những năm qua, nhiều hội viên, phụ nữ các huyện miền núi đã nỗ lực vươn lên, trở thành điển hình sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế giỏi. Các cấp Hội đã giúp 44.660 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ phát triển kinh tế; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 639 “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở... Toàn tỉnh có 475.474 hộ gia đình đạt cả 8 tiêu chí (5 không, 3 sạch), góp phần thiết thực vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2016-2020, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 11%.
Về công tác cán bộ nữ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định rõ: “Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội”. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước; Chỉ thị số 16-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVI) về “Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác cán bộ nữ trong thời kỳ mới”.
Trong nhiệm kỳ này, tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ, chính quyền tăng so với các nhiệm kỳ trước. Có 2 đồng chí tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy; có 4/14 (28,57%) đại biểu Quốc hội khóa XIV là nữ. Nữ cán bộ tham gia cấp ủy ở cơ sở là 1.675/8.977 (18,65%). Có 5.397 phụ nữ ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng...
- PV: Nhằm đẩy mạnh hơn sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ, cấp ủy, chính quyền tỉnh có chủ trương, kế hoạch hành động cụ thể gì trong thời gian tới, thưa ông?
Ông Đỗ Minh Tuấn: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII khẳng định: “Nâng cao trình độ, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; thực hiện bình đẳng giới, phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội”.
Cầu Hàm Rồng nối đôi bờ sông Mã thành một dải, từng được ghi nhận là chiếc cầu đẹp nhất Đông Dương đầu thế kỷ 20. |
Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, đảm bảo về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, ngày 30/12/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 02-NQ/TU về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 -2020”.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đáp ứng yêu cầu công tác Hội trong giai đoạn mới, đồng thời góp phần tạo nguồn cán bộ nữ cho các cấp, các ngành.
PV: Xin cảm ơn ông!
Con số ấn tượng nhiệm kỳ 2011-2016 334 tỷ đồng là số tiền vận động tiết kiệm được để tạo nguồn vốn giúp hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế (vượt chỉ tiêu 317 tỷ = 1.964%). 16.720 là số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo (vượt 249,5% chỉ tiêu nghị quyết đề ra). |