Tưởng viêm, ai dè mắc ung thư da
Chị Nguyễn Thị Chinh (ở Thái Bình) mới được các bác sĩ phát hiện bị ung thư da. Chị cho biết, trước đó đã có những dấu hiệu lạ ở vùng mặt, rồi tổn thương lan dần ra. Nghĩ là bị chứng viêm da bình thường nên chị không đi viện khám mà tự mua các loại thuốc bôi trị viêm da, nấm để chữa trị nhưng không khỏi.
Không những thế, những tổn thương vẫn lan rộng gần tới sát tai. Khi đó, chị mới tới Bệnh viện Da liễu TƯ thăm khám và được xác định bị ung thư da tế bào đáy. Hiện chị đang được điều trị bằng hóa trị liệu tại bệnh viện.
Theo các bác sĩ, ung thư da xuất phát từ các khối u ác tính. Bác sĩ Hoàng Đình Chân (Bệnh viện Đa khoa An Việt) cho biết, ung thư da phát triển chủ yếu tại vùng da tiếp xúc ánh nắng mặt trời, bao gồm: Da mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay và trên chân.
Tuy nhiên, ung thư da cũng có thể hình thành trên các khu vực mà ít khi tiếp xúc với ánh nắng như lòng bàn tay, bên dưới móng tay, các khoảng trống giữa các ngón chân hoặc dưới móng chân và vùng sinh dục.
Tuy nhiên, ung thư da cũng có thể hình thành trên các khu vực mà ít khi tiếp xúc với ánh nắng như lòng bàn tay, bên dưới móng tay, các khoảng trống giữa các ngón chân hoặc dưới móng chân và vùng sinh dục.
Ung thư da xảy ra khi các lỗi (đột biến) hình thành trong ADN của tế bào da khỏe mạnh. Các đột biến gây ra các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát và tạo thành một khối của tế bào ung thư. Trong số các bệnh ung thư, độ ác tính của ung thư da là nhỏ nhất, phát triển bệnh chậm, vì vậy tỷ lệ tử vong do ung thư da thấp.
Những biểu hiện cho thấy bạn có thể mắc ung thư da
Theo bác sĩ Chân, ung thư da giai đoạn đầu thường xuất hiện những ban đỏ hoặc nốt sần trên bề mặt da giống như bị tổn thương da; bề mặt ban thường kèm theo bong vẩy hoặc hình thành sự đóng vảy, triệu chứng cũng giống với các bệnh lành tính như vẩy nến, viêm da, eczema...
Khi bệnh phát triển hơn nữa, sẽ có những triệu chứng đặc trưng như nốt sần sáng, hơi trong suốt có kèm các nốt nhỏ, bề mặt rỉ máu và mao mạch chân lông giãn nở.
Đặc biệt, cũng có thể bề mặt da nhẵn bóng, kết thành mảng giống như sẹo, không nhìn rõ mao mạch chân lông giãn nở, vết loét và sưng.
Thậm chí, có bệnh nhân còn xuất hiện vết sần cứng hoặc hiện tượng xơ hóa trên da, thường thấy nhiều ở vùng cổ, chủ yếu mảng bám cứng màu vàng nhạt hoặc màu trắng vàng, hơi sưng, đường biên xung quanh vết sần không rõ ràng, có thể nguyên vẹn trong thời gian khá lâu, nhưng đến giai đoạn cuối sẽ loét ra.
Thậm chí, có bệnh nhân còn xuất hiện vết sần cứng hoặc hiện tượng xơ hóa trên da, thường thấy nhiều ở vùng cổ, chủ yếu mảng bám cứng màu vàng nhạt hoặc màu trắng vàng, hơi sưng, đường biên xung quanh vết sần không rõ ràng, có thể nguyên vẹn trong thời gian khá lâu, nhưng đến giai đoạn cuối sẽ loét ra.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng để phòng ngừa ung thư da
Mắc bệnh ung thư da là nỗi ám ảnh của không ít người cả nam và nữ vì nó không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý mà còn có khả năng dẫn tới tử vong. Vì thế, đối với chị em, cần trang bị cho mình kiến thức phòng tránh bệnh, tránh xa ánh nắng mặt trời hay các tia phóng xạ, chất phóng xạ, môi trường độc hại.
Chị em cần tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là từ 10h sáng đến 4 giờ chiều. Bởi cháy nắng và làm da rám nắng, có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư da.
Khi phải đi ra đường hay lao động ngoài trời, chị em có thể dùng kem chống nắng trên tất cả vùng da tiếp xúc, bao gồm cả môi, để hạn chế căn bệnh trên. Đừng quên mỗi khi ra đường lúc trời nắng, cần mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, đeo kính mát...
Bên cạnh đó, chị em cũng cần thường xuyên kiểm tra sự thay đổi nốt ruồi, tàn nhang, ngực và thân, đỉnh và dưới của cánh tay và bàn tay, các khoảng trống giữa các ngón chân, bộ phận sinh dục và giữa mông...
Nếu phát hiện thấy da có dấu hiệu bất thường, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán, điều trị bệnh, nếu có.
Nếu phát hiện thấy da có dấu hiệu bất thường, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán, điều trị bệnh, nếu có.
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, ung thư da chiếm 50% các ca ung thư và những người từ 45 tuổi trở lên thường có xu hướng bị ung thư da cao hơn. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư da là 2,9 đến 4,5 ca/100.000 dân. Còn theo thống kê của Bệnh viện Da liễu TƯ giai đoạn 2009-2013 cho thấy, ung thư da ở Việt Nam ngày càng gia tăng (số ca ung thư da điều trị tại viện năm 2013 tăng gấp 3 lần so với năm 2009). Điều đáng nói là, bệnh nhân thường đến khám muộn khi tổn thương đã lớn nên việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn. |