Thông thường trẻ nữ sẽ dậy thì trong giai đoạn từ 9 đến 12 tuổi, trong khi đó trẻ nam dậy thì muộn hơn khoảng từ 10 đến năm 13 tuổi. Nhưng hiện nay với những thay đổi về chế độ dinh dưỡng và đời sống nên trẻ dậy thì sớm hơn.
Thay đổi về thời gian dậy thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng như sức khỏe sau này nên việc điều trị dậy thì sớm là cần thiết với mục đích giúp hạn chế quá trình dậy thì sớm ở trẻ này.
Dậy thì được biết đến là quá trình chuyển tiếp quan trọng để cơ thể trẻ có thể hoàn thiện và bước vào giai đoạn trưởng thành. Quá trình dậy thì diễn ra nhờ sự điều tiết hoạt động của các hormone tuyến sinh dục do cơ quan phụ trách như tuyến đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục thực hiện.
Hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ xảy ra do hormone sản xuất làm thay đổi cả thể chất và sinh lý của trẻ. Vậy cần làm gì khi trẻ dậy thì sớm? và những thay đổi trong cơ thể trẻ diễn ra như thế nào?
Thay đổi ở tuyến yên, có thể biết tuyến yên có kích thước nhỏ nằm ở dưới não, tuyến yên có nhiệm vụ thực hiện giúp kiểm soát việc giải phóng hormone của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể của con người. Trong khi đó, hoạt động của tuyến yên lại chịu sự kiểm soát của vùng dưới đồi.
Những thay đổi ở nội tiết tố cơ thể khi trẻ dậy thì, các tuyến nội tiết trong cơ thể lúc này sẽ tạo ra rất nhiều loại hormone cần thiết cho hoạt động sống và hormone có liên quan đến quá trình dậy thì chủ yếu là hormone sinh sản.
Dậy thì có liên quan đến nhiều hormone sinh dục: Trong đó nam giới là testosterone, đây là hormone sinh dục nam được sản xuất ở tinh hoàn và tuyến thượng thận, chính hormone này sẽ gây ra hiện tượng mọc lông nách, lông mu ở tuổi dậy thì của nam giới.
Khi đó, nữ giới có estrogen, một loại hormone sinh dục nữ được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, hormone này có tác dụng kích thích sự phát triển ngực của bé gái ở tuổi dậy thì và kèm theo đó là các dấu hiệu phát triển ở tuổi dậy thì khác.
Khi hormone giới tính chịu trách nhiệm về những thay đổi cũng như phát triển của cơ thể trẻ trong thời gian dậy thì bao gồm cả thể chất, tinh thần, lối suy nghĩ, hành vi và cả khả năng sinh sản.
Dù chưa thể xác định rõ ràng nguyên nhân khiến các tuyến nội tiết bị kích thích, tiết hormone gây dậy thì sớm. Trong khi đó, các bé gái dậy thì sớm có đến 80% trường hợp dậy thì sớm không rõ nguyên nhân.
Một số trường hợp có thể do u buồng trứng hoặc do nữ giới mắc bệnh lý di truyền đặc biệt và sử dụng thuốc kích thích nội tiết tố. Khi đó các trẻ nam, thì có tới khoảng 70% trường hợp dậy thì sớm có nguyên nhân do có khối u hoặc tổn thương thần kinh ở độ tuổi dậy thì trẻ gặp phải.
Dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong đó gồm cả sự phát triển về chiều cao, khung xương cũng như các thay đổi khác khiến trẻ dậy thì sớm có thể thấp hơn các trẻ khác.
Hơn nữa, dậy thì sớm còn là một nguyên nhân khiến trẻ gặp phải rất nhiều trở ngại về tinh thần, xuất hiện cảm giác tự ti và các khác biệt đối với trẻ khác khi trẻ chưa nhận thức đúng và dẫn đến khả năng tự bảo vệ cũng như chăm sóc bản thân của trẻ chưa tốt.
Đặc biệt, dậy thì sớm còn là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ khiến trẻ bị lạm dụng tình dục, xảy ra tình trạng quan hệ tình dục sớm. Ngoài ra, dậy thì sớm còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý có thể kể đến các bệnh mãn tính, tim mạch và là nguyên nhân khiến trẻ bị lão hóa sớm hơn khi trẻ trưởng thành.
Dậy thì sớm cũng là một trong những lý do gây ra các hệ lụy không đáng có ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản và sức khỏe tinh thần của trẻ. Ngay khi phụ huynh phát hiện trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm cần được đưa tới cơ sở y tế chuyên khoa nhi để chẩn đoán, sau đó thực hiện các đánh giá và xem xét để nhận điều trị về tình trạng dậy thì sớm càng sớm càng tốt.
Khi thực hiện các chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm nội tiết tố sinh dục trong máu, kèm theo đó là chụp MRI và xét nghiệm đánh giá tuổi xương… các xét nghiệm này được thực hiện với mục đích xác định tình trạng của trẻ một cách chuẩn xác hơn.
Đối với những trường hợp trẻ cần nhận điều trị, biện pháp được thực hiện chính là tiêm hormone để làm giảm cũng như chậm lại quá trình và tốc độ tăng trưởng, tốc độ dậy thì của trẻ, đồng thời còn làm chậm quá trình phát triển sinh dục thứ phát. Khi tiêm hormone vào cơ thể, sẽ ức chế hoạt động của các tuyến nội tiết, điều này hiệu quả trong việc làm chậm lại tốc độ tăng trưởng và dậy thì của trẻ.
Thực hiện tiêm hormone cho trẻ ở độ tuổi dậy thì đúng cách sẽ có tác dụng làm chậm được quá trình dậy thì sớm. Điều này sẽ giúp trẻ có thể đạt được chiều cao cuối theo di truyền của bố mẹ. Ngoài ra, biện pháp này được thực hiện còn đem lại hiệu quả giảm các áp lực tâm sinh lý và những nguy cơ khác cũng được hạn chế, đồng thời giúp trẻ phát triển đúng độ tuổi.
Thực hiện tiêm hormone cho trẻ ở độ tuổi dậy thì được tiêm mỗi 4 tuần 1 lần hoặc được thực hiện ở dạng cấy ghép dưới da cánh tay của trẻ 12 tháng một lần.
Tuy nhiên, còn tùy từng loại thuốc mà trẻ phải uống hoặc tiêm định kỳ để bổ sung lượng chất cần thiết có thể có hiệu quả giúp kiềm chế sự phát triển trong giai đoạn dậy thì. Do đó, khi đến độ tuổi thích hợp, các bác sĩ sẽ ngưng sử dụng thuốc và tiêm hormone làm chậm quá trình dậy thì để trẻ dậy thì hoàn toàn đúng độ tuổi.
Thực hiện tiêm hormone và sử dụng thuốc điều trị dậy thì sớm cho trẻ là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị dậy thì sớm cho trẻ có hại cho sức khỏe trẻ hay không?
Thực hiện điều trị dậy thì sớm cho trẻ là cần thiết để trẻ có thể phát triển thể chất và tinh thần tốt hơn, đồng thời đây cũng là cách giúp hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tâm sinh lý và bệnh lý của trẻ trong tương lai. Nhưng việc sử dụng thuốc điều trị dậy thì sớm đặc biệt đối với dạng thuốc nội tiết tố thì người dùng cần sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, ngoài ra cần đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp.
Sử dụng thuốc điều trị dậy thì sớm có hại không? câu trả lời là Có thể gây hại nếu như người dùng lạm dụng hoặc sử dụng sai cách, dùng không đúng liều lượng. Những sai phạm này có thể khiến trẻ dậy thì gặp phải một số vấn đề gồm:
Hiện tượng rối loạn nội tiết tố sinh dục ở tuổi dậy thì sẽ gây ra sự phát triển không bình thường ở trẻ trong độ tuổi dậy thì. Hơn nữa điều này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nội tiết cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Trẻ dậy thì có thể gặp phải hiện tượng chậm hoặc ngưng dậy thì hoàn toàn do thuốc điều trị nội tiết tố gây ra gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển thể chất và sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.
Một số tác dụng phụ không mong muốn khi trẻ sử dụng thuốc điều trị dậy thì sớm có thể gây ra như: hình thành các khối u nội tiết, có thể làm rối loạn cảm xúc và giảm thị lực. Đồng thời một số trường hợp khác còn có thể gây bất thường trong hệ thần kinh trung ương và gây ra cảm giác đau nhức, ngứa ran tại vị trí tiêm hoặc đặt thuốc. Nghiêm trọng còn có thể gây chảy máu âm đạo ở bé gái hoặc buồn nôn và đau dạ dày.
Trẻ dậy thì sớm cần được phụ huynh, bác sĩ theo dõi sát sao trong thời gian điều trị. Ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, phụ huynh cần tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn