Phù mạch là gì, có nguy hiểm không?

17:00 | 05/03/2020;
Phù mạch là một phản ứng miễn dịch của cơ thể có cơ chế phát sinh giống với mề đay nhưng phù mạch nằm sâu trong da và diễn ra trong thời gian ngắn, phù mạch có thể gây cản trở đường thở khiến người bệnh tử vong.

1. Phù mạch là gì?

Phù mạch hay còn gọi là mề đay phù mạch xuất hiện giống như hiện tượng phát ban dân gian thường gọi là hiện tượng nổi mề đay, tuy nhiên phù mạch thường ẩn sâu trong da. Những người bị mề đay hay phát ban sẽ xuất hiện những nốt sưng đỏ gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh, phù mạch cũng tương tự chỉ khác là các nốt sưng này nằm phía sâu trong da, chúng không thể nhìn thấy được nhưng có thể cảm nhận được.

Phù mạch là gì và phù mạch có nguy hiểm không-10

Phù mạch hay còn gọi là mề đay phù mạch

2. Phân loại các dạng phù mạch thường gặp trên lâm sàng

Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại các dạng của phù mạch, các bác sĩ có thể dựa vào nguyên nhân gây phù mạch cũng có thể dựa vào vị trí giải phẫu. Hiện tượng sưng phù đường hô hấp là dạng nguy hiểm nhất cần được điều trị tích cực để giúp bệnh nhân không rơi vào nguy kịch. Còn phân loại theo nguyên nhân thì phù mạch có thể do dị ứng hoặc không, cụ thể như sau:

2.1. Phù mạch do dị ứng

Phù mạch do dị ứng có thể do các nguyên nhân như phấn hoa, thức ăn, nọc độc của côn trùng,…Ở dạng này, người bệnh có tiếp xúc với các dị nguyên trước đó, một số loại thuốc cũng có thể gây phù mạch do dị ứng bao gồm thuốc kháng sinh nhất là nhóm thuốc beta- lactam và quinolon, thuốc cản quang, thuốc ức chế hệ thần kinh cơ,…

Đối với phù mạch do dị ứng, các tác nhân gây dị ứng làm tăng tính thấm thành mạch, tăng thoát mạch vào các mô điều này làm tăng giải phóng IgE, đây là dạng phù mạch nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ. Sự khác nhau giữa phù mạch dị ứng và phù mạch không dị ứng là có sự hiện diện của việc nổi mề đay. Việc điều trị phù mạch do dị ứng đơn giản hơn vì bệnh nhân đáp ứng với các loại thuốc như thuốc kháng histamin H1, H2, hoặc glucocorticoid,…tốt hơn.

2.2. Phù mạch không dị ứng

Nguyên nhân gây phù mạch không do dị ứng chủ yếu xuất phát từ việc người bệnh sử dụng các loại thuốc, một số loại thuốc có khả năng gây phù mạch không do dị ứng có thể kể tới như thuốc ức chế men chuyển. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin hay còn gọi là thuốc ức chế ACE được dùng trong điều trị suy tim, chúng có tác dụng là co thắt mạch máu và tăng huyết áp.

Những người mắc phù mạch do thuốc ức chế men chuyển thường không đi kèm với dấu hiệu mề đay, phù mạch do thuốc ức chế men chuyển gây ra có thể xuất hiện sau 1 tuần hoặc 1 tháng thậm chí có thể xuất hiện vài năm sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc ước chế men chuyển. Ngoài thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) cũng có thể gây nên căn bệnh nguy hiểm này.

Phù mạch do di truyền là một rối loạn nhiễm sắc thể dẫn tới tình trạng cơ thể người bệnh sản sinh ra quá nhiều bradykinin – một dẫn xuất quan trọng nhất của Kinin gây nên hiện tượng phù mạch không do nguyên nhân dị ứng. Việc điều trị phù mạch không do dị ứng tương đối phức tạp, một số loại thuốc đặc hiệu thường được sử dụng đó là Icatibant.

Phù mạch là gì và phù mạch có nguy hiểm không-8

Nguyên nhân gây phù mạch không do dị ứng chủ yếu do sử dụng các loại thuốc

3. Nguyên nhân gây phù mạch là gì?

3.1. Nguyên nhân gây phù mạch

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phù mạch nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là nguyên nhân dị ứng, dị ứng ở đây có thể là dị ứng với thức ăn, dị ứng với thuốc thậm chí là dị ứng với một số loại nước hoa hay phấn hoa,…Phù mạch là một phản ứng chống lại các dị nguyên của cơ thể nên chúng không phải là một bệnh di truyền.

Phù mạch có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi hay đối tượng nào, căn bệnh này tương đối phổ biến trong cộng đồng đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng. Theo thống kê của các nhà khoa học, hiện nay có khoảng 15% - 20% dân số thế giới mắc căn bệnh này ít nhất một lần trong đời. Phù mạch tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng chúng có thể làm tắc nghẽn đường thở gây tử vong cho bạn.

Phù mạch không tự nhiên mà xuất hiện, chúng cần có sự xúc tác của các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú hay dị ứng thức ăn,…ngoài những chất xúc tác này còn có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nặng tình trạng phù mạch mà bạn cần hết sức lưu ý, cụ thể như sau: Người bệnh có cơ địa dị ứng, người bệnh mắc các bệnh tự miễn như lupus, bệnh u lympho hoặc bệnh tuyến giáp, những người có tiền sử gia đình mắc phù mạch.

3.2. Cơ chế bệnh sinh gây phù mạch

Cho dù là nguyên nhân nào gây phù mạch thì cơ chế bệnh sinh của căn bệnh này đều giống nhau, chúng đều có chung một chuỗi các phản ứng hóa học xảy ra làm giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, dịch rỉ ra ngoài thành mạch gây nên tình trạng phù nề, các dấu hiệu này tương tự như mề đay nhưng mức độ nghiêm trọng thì cao hơn so với mề đay. Cơ chế bệnh sinh của bệnh phù mạch được hiểu đơn giản như sau:

Kinin la những peptide có trọng lượng phân tử thấp chúng tham gia vào phản ứng viêm của cơ thể, khi Kinin được hoạt hóa chúng sẽ làm giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch và sản xuất ra các nitric oxide và huy động acid arachidonic. Kinin kích thích đầu mút thần kinh cảm giác gây rát và gây một loạt các dấu hiệu thường thấy ở bệnh phù mạch như sưng, nóng, đỏ, đau.

Phù mạch là gì và phù mạch có nguy hiểm không-9

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phù mạch

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh phù mạch là gì?

Phù mạch tương đối dễ nhận biết nhưng bệnh nhân cũng cần phân biệt được dấu hiệu nhận biết phù mạch và dấu hiệu nhận biết mề đay do chúng tương đối giống nhau. Những bệnh nhân mắc phù mạch thường xuất hiện dấu hiệu chính bao gồm hiện tượng sưng hay còn gọi là nổi phồng ở dưới da. Những nốt nổi phồng này khiến cho da trở nên nhạy cảm và đau đớn nhiều hơn.

Nốt phồng ban đầu chỉ xuất hiện ở 1 – 2 vị trí nhất định nhưng sau đó chúng sẽ lan truyền sang nhiều vị trí khác nhau, kéo dài trong vài ngày hoặc có thể trở thành mãn tính. Phù mạch có thể xuất hiện ở tất cả mọi nơi trong cơ thể nhưng thường thấy nhất là xuất hiện những nốt phồng ở mí mắt, môi, lưỡi hay cơ quan sinh dục.

Phù mạch cũng có thể xuất hiện ở các cơ quan nội tạng sâu trong cơ thể như ruột, phổi,…Khi phù mạch xuất hiện ở phổi chúng sẽ làm tắc nghẽn đường thở của người bệnh làm người bệnh khó thở nghiêm trọng có thể gây tử vong cho người bệnh. Chính vì thế, khi thấy các dấu hiệu bất thường như nổi mẩn, nổi cục,..bạn cần nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Phù mạch là gì và phù mạch có nguy hiểm không-7

Phù mạch cũng có thể xuất hiện ở các cơ quan nội tạng sâu trong cơ thể

5. Điều trị phù mạch như thế nào?

Cho dù là điều trị phù mạch cấp tính hay phù mạch mãn tính thì mục tiêu cơ bản nhất khi điều trị đó làm giảm ngứa, giảm sưng nề cũng như giảm đau, giúp người bệnh duy trì chức năng sống cũng như các hoạt động sống hàng ngày. Dưới đây là phương pháp điều trị cho phù mạch cấp tính và mãn tính.

Hiện nay, để đưa ra được phác đồ điều trị phù mạch phù hợp các bác sĩ sẽ cần dựa trên một loạt các dấu hiệu lâm sàng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, nguyên nhân gây bệnh, thể trạng của người bệnh,…Trong trường hợp, phù mạch gây cản trở đường thở khiến bệnh nhân khó thở cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu sau đó mới điều trị nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh.

Những bệnh nhân mắc phù mạch ở thể nhẹ sẽ được điều trị giống như điều trị mề đay và các phản ứng dị ứng thông thường với các thuốc chống dị ứng, thuốc kháng histamin,…Trong một số trường hợp phù mạch nhẹ, tình trạng phù mạch sẽ tự biến mất sau vài giờ cho tới vài ngày mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có phù mạch ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân cần được điều trị tích cực. Lúc này bệnh nhân có thể sẽ cần sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hay thuốc cấp cứu dưới dạng tiêm dưới da adrenalin, liệu pháp corticosteroid toàn thân, liệu pháp kháng histamin toàn thân,…Áp dụng liệu pháp nào và áp dụng như thế nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào huyết áp dụng như mức độ khó thở của người bệnh.

Phù mạch là gì và phù mạch có nguy hiểm không-6

Những bệnh nhân mắc phù mạch ở thể nhẹ sẽ được điều trị giống như điều trị mề đay

6. Phòng bệnh phù mạch như thế nào

Để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh phù mạch người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

Đối với những người có cơ địa dị ứng nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như rôm, xà bông tắm, hải sản,...Nếu đã xác định được tác nhân gây dị ứng thì không nên tiếp xúc với chúng nữa.

Những người mắc bệnh nên giữ ấm cơ thể đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc sang mùa đông, người bệnh cũng nên tránh tiếp xúc với những dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn,…cố gắng giữ môi trường sạch sẽ.

Tránh mặc quần áo làm từ những loại vải dễ gây kích ứng da như đồ len, đồ da lộn,…nên mặc đồ thoải mái tránh bó sát để tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây dị ứng vào cơ thể.

Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sinh hoạt tại những nơi có môi trường không khí ẩm thấp.

Những người có cơ địa dị ứng trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc đau nhức xương khớp,...

Những người khi bị chẩn đoán phù mạch ngay những lần đầu tiên cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán để điều trị hiệu quả và kịp thời để tìm ra nguyên nhân để tránh tái phát.

Phù mạch là gì và phù mạch có nguy hiểm không-5

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

7. Chế độ dinh dưỡng cho người mắc phù mạch

7.1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người mắc phù mạch

Đối với những người mắc phù mạch đặc biệt là chứng phù mạch mãn tính thì yếu tố dị ứng rất quan trọng, chỉ cần chú trọng loại bỏ đi yếu tố này là đã giúp cho việc phòng bệnh phù mạch trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người mắc bệnh phù mạch thì người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc:

- Nên tránh những thực phẩm mà trước đây mình đã từng bị dị ứng.

- Tránh những thực phẩm có nguy cơ cao khiến bạn bị dị ứng như hải sản, trứng hay sữa và các thực phẩm từ sữa,…

- Tránh các thực phẩm mà cơ thể không có khả năng dung nạp hoặc dung nạp kém điển hình trong nhóm này chính là sữa bò hay sữa dê,…

7.2. Những thực phẩm mà bệnh nhân mắc phù mạch không nên ăn

- Không nên ăn quá nhiều đường hay muối.

- Hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính kích thích như trà, cà phê, thuốc lá,…

- Kiêng những món ăn chứa nhiều chất đạm như tôm, cua, cá, ghẹ, mực, bò,…và đặc biệt là kiêng hải sản.

Ngoài những thực phẩm trên, bệnh nhân mắc phù mạch có thể sử dụng bình thường, bệnh nhân cần chú ý tăng cường rau xanh và hoa quả tươi để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh.

7.3. Bệnh nhân mắc phù mạch ăn uống như thế nào là hợp lý?

- Người mắc phù mạch trước khi sử dụng thực phẩm người bệnh cần kiểm tra kỹ thực phẩm đó có gây dị ứng cho mình hay không.

- Đối với những loại thức ăn đã từng làm bạn bị dị ứng bạn cần tránh sử dụng chúng trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.

- Những trường hợp bạn không nắm được mình bị dị ứng với loại thức ăn nào, hay thức ăn nào đã gây cho mình phù mạch thì bạn nên ăn thử từng món một với liều lượng tăng dần để xác định xem mình có bị dị ứng với món ăn đó hay không?

- Những người thường xuyên bị phù mạch nên có một bảng theo dõi những loại thức ăn có thể khiến bạn bị dị ứng để tránh sử dụng chúng. Việc lập bảng theo dõi này giúp bạn và các bác sĩ điều trị cho bạn nhanh chóng xác định được nguyên nhân bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đối với những loại thức ăn lạ mà bạn chưa từng thử qua bạn nên cẩn thận và chỉ nên thử một chút một để tránh chúng có thể gây dị ứng nghiêm trọng.

Trong trường hợp bạn bị phù mạch, bạn không nên gãi vì gãi sẽ khiến da của bạn bị trầy xước, giảm ngứa tạm thời nhưng lại càng kích thích phản ứng dị ứng trở nên nghiêm trọng và mạnh mẽ hơn. Điều bạn cần làm là chườm ấm vùng ngứa để làm dịu cảm giác ngứa cũng như ngăn chặn phản ứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những người có tiền sử bị phù mạch nên tăng cường luyện tập cũng như cân bằng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi một cách khoa học để tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả.

Phù mạch là gì và phù mạch có nguy hiểm không-4

Những người có tiền sử bị phù mạch nên tăng cường luyện tập

8. Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến phù mạch

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, bệnh phù mạch cấp tính có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh phù mạch thông thường không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nhưng phù mạch có thể gây một loạt các biến chứng nguy hiểm như shock phản vệ, chít hẹp đường thở,…Chính những biến chứng nguy hiểm này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Câu hỏi: Bệnh phù mạch có thể điều trị khỏi hoàn toàn hay không?

Phù mạch có thể điều trị khỏi hoàn toàn mà không để lại bất cứ di chứng nào cho người bệnh, tuy nhiên để làm được điều này người bệnh cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Để tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh yêu cầu người bệnh cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mình.

Câu hỏi: Bệnh phù mạch có tự khỏi được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh phù mạch có thể tự mất dẫn theo thời gian và khỏi hoàn toàn trong một khoảng thời gian nào đó. Thời gian khỏi bệnh có dài hay không phụ thuộc vào việc người bệnh có tiếp xúc lại với các dị nguyên hay không. Tuy nhiên, nếu là bệnh phù mạch mãn tính thì việc tự khỏi là điều rất khó khăn, lúc này bệnh nhân cần sử dụng các loại thực phẩm cũng như phác đồ điều trị phù hợp.

Để điều trị khỏi bệnh phù mạch, người bệnh cần loại bỏ đi các tác nhân gây bệnh cũng như sử dụng thuốc kháng histamin hay thuốc corticosteroid theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Đối với các trường hợp bệnh nhân bị phù mạch do di truyền thì khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là rất thấp, bệnh nhân chỉ có thể kiểm soát bệnh mà thôi.

Câu hỏi: Phác đồ điều trị phù mạch như thế nào?

Để phòng tránh phù mạch các bác sĩ chuyên khoa thường người bệnh các bước như sau:

Bước 1: Sử dụng các thuốc kháng Histamin không có tính an thần để làm dịu các triệu chứng của bệnh.

Bước 2: Sử dụng các thuốc kháng Histamin có tính hướng thần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Bước 3: Sử dụng Corticosteroid đường uống hoặc các thuốc ức chế miễn dịch như ciclosporin, methotrexate,…nếu trường hợp phù mạch khó điều trị và bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc trên đồng thời duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

9. Hình ảnh của bệnh phù mạch

Phù mạch là gì và phù mạch có nguy hiểm không-1

Phù mạch là gì và phù mạch có nguy hiểm không-2

Phù mạch là gì và phù mạch có nguy hiểm không-3

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn