Phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, khi nào cần thăm khám và điều trị?

16:48 | 25/08/2020;
Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa thông thường xảy ra ở nữ giới đặc biệt trong giai đoạn tuổi sinh đẻ. Các bệnh mà nữ giới gặp phải thường có các triệu chứng như khiến nữ giới ngứa ngáy, ngại ngùng không đi thăm khám, điều trị có thể khiến bệnh tình chuyển biến nặng.

1. Nguyên nhân gây ra viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới

Thực chất có tương đối nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới. Các nguyên nhân có thể xảy ra do tâm lý hoặc do người bệnh không chủ động trong việc giữ gìn vệ sinh nên vi khuẩn, nấm,... dễ dàng xâm nhập và gây ra tổn thương, viêm nhiễm tại vùng kín.

Các thói quen khác cũng gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới như sinh hoạt không khoa học, sử dụng quần lót quá chật, vùng kín thường xuyên trong trạng thái bị ẩm ướt, không thoáng sạch.

Việc vệ sinh không đảm bảo, vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tới bệnh vùng kín, khiến các vi khuẩn tấn công và dễ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa hơn.

Trong đó, nội tiết tố trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng do một số nguyên nhân như làm việc căng thẳng, mất ngủ kéo dài, phụ nữ mang thai hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều gây ra tình trạng mất cân bằng khiến cho nữ giới bị viêm nhiễm phụ khoa.

2. Dấu hiệu nhận biết nữ giới đang bị viêm âm đạo

Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa xảy ra do nhiều nguyên nhân từ bơi lội, tắm chung hoặc sử dụng chung quần áo với người bị viêm nhiễm phụ khoa, quan hệ tình dục với người bị viêm nhiễm.

Cũng có thể xảy ra tình trạng viêm do nữ giới thực hiện một số thủ thuật, tác động tới cơ quan sinh dục khiến bị nhiễm bệnh hoặc việc mất cân bằng pH cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

Phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, khi nào cần thăm khám và điều trị? - Ảnh 2.

Nếu vùng kín bị ngứa, có mùi hôi khó chịu thì đây là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa - Ảnh Internet

Các dấu hiệu có thể khiến người bệnh phát hiện rằng mình đang gặp tình trạng viêm nhiễm xảy ra như:

- Xuất hiện dấu hiệu bị ngứa âm hộ, âm đạo ở các mức độ khác nhau và kèm theo cảm giác bị nóng rát.

- Các trường hợp ra khí hư đặc chiếm tới 69% và ra nhiều hơn khi sắp tới chu kỳ kinh nguyệt.

- Khí hư có mùi thay đổi, màu sắc cũng thay đổi. Thông thường người bệnh khi bị viêm nhiễm phụ khoa thường cảm thấy khí hư có mùi hôi, tanh và khó chịu, mức độ mùi này càng ngày càng nồng hơn.

- Xuất hiện mùi hôi ở bộ phận sinh dục, sau khi thực hiện quan hệ tình dục với bạn tình thì mùi càng rõ hơn.

- Hiện tượng máu kinh thay đổi về màu sắc, số lượng.

- Một số chị em có cảm giác đau đớn, đau bụng, đau vùng chậu hơn so với các chu kỳ kinh trước đó.

- Cũng có các trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa người bệnh sẽ đi tiểu khó. tiểu buốt và đau sau khi hoạt động tình dục.

3. Khi nào nên thăm khám và điều trị?

Để bảo vệ sức khỏe bản thân, phụ nữ nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu có điều kiện nên thăm khám từ 3 đến 6 tháng 1 lần.

Thực tế việc lựa chọn thời điểm nào là tốt nhất đối với sức khỏe chính xác giúp cho việc đánh giá bệnh tình chuẩn xác hơn. Vì vậy, thời điểm được khuyên nên thăm khám phụ khoa tốt nhất là sau khi vừa sạch kinh từ 3 đến 5 ngày.

Phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, khi nào cần thăm khám và điều trị? - Ảnh 3.

Tình trạng viêm nhiễm khiến phụ nữ khó chịu - Ảnh Internet

Phụ nữ cũng không nên đi khám vào những ngày đang hành kinh vì tử cung ồ ạt máu kinh kèm tình trạng niêm mạc bong tróc sẽ khiến bác sĩ khó quan sát, việc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn.

Thời điểm xung quanh ngày rụng trứng phụ nữ cũng không nên thăm khám. Dịch âm đạo sinh lý sẽ dễ nhầm lẫn với các loại huyết trắng bất thường, càng gây khó khăn khi lấy bệnh phẩm. Thời điểm cuối chu kỳ sắp đến ngày hành kinh thì lớp nội mạc tử cung cũng sẽ tăng sinh dày làm hạn chế thám sát cấu trúc thành và lòng tử cung khi thực hiện siêu âm.

Lưu ý rằng đối với phụ nữ đột ngột xuất hiện các triệu chứng cấp tính như chấn thương vùng kín, đau bụng phần bụng dưới dữ dội hay chảy máu âm đạo lượng nhiều, tình trạng đau ngứa, rát âm hộ âm đạo thì nên thăm khám sớm để có thể chuẩn đoán và nhận điều trị kịp thời.

Phụ nữ trước khi thăm khám không nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, các loại thuốc đặt, thực hiện động tác thụt rửa sâu, quan hệ tình dục trong 2 ngày trước đó vì có thể gây nhầm lẫn khi phân tích mẫu bệnh phẩm.

Ngoài ra, không sử dụng rượu, bia, đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ vì sẽ làm tăng nhiệt độ tại cơ quan sinh dục và tăng lượng dịch bài tiết trong âm đạo tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn bình thường gây ra khó khăn và các chuẩn đoán, kiểm tra khó có kết quả chính xác.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn