Mẹ sau sinh có thể xuất hiện tình trạng đau bụng, đi ngoài do tiêu hoá kém, không hợp với thức ăn. Nhiều người băn khoăn, không biết đang cho con bú có uống Berberin được không? Thực tế cho thấy, thuốc Berberin được chia thành nhiều loại với các thành phần khác nhau. Vì vậy, phụ thuộc vào từng loại để có thể xác định được rằng mẹ sau sinh có uống được hay không?
Như đã biết, Berberin được biết tới là một loại thuốc có tác dụng trị tiêu chảy đặc hiệu và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Thời điểm hiện nay, Berberin đã được bào chế dưới nhiều dạng viên nén có hàm lượng 5mg, 10mg đến 15mg.
Các thành phần chủ yếu của thuốc là clorocid. Ngoài ra, còn có một số hợp chất khác có thể kể đến trong thuốc berberin gồm tinh bột sắn, Ethanol 96%, Povidone và một số loại hợp chất khác.
Tác dụng chính của thuốc là hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan đến đường ruột như tiêu chảy và kiết lỵ. Ngoài ra, một số tác dụng khác không thể bỏ qua được có thể kể đến như:
- Thuốc có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim.
- Có tác dụng ngăn ngừa lượng đường trong máu.
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và hỗ trợ kiểm soát các loại bệnh tiểu đường khác.
- Chống lại ung thư, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
- Đối với trẻ từ 16 tuổi trở lên có thể sử dụng liều dùng thuốc berberin như người lớn.
- Trong khi đó trẻ từ 8 đến 16 tuổi uống khoảng 50 đến 80mg/lần, một ngày uống 2 lần.
- Trẻ từ 2 đến 7 tuổi thì chỉ uống từ 20 đến 40mg/lần, ngày uống 2 lần.
- Trẻ dưới 2 tuổi uống từ 10 đến 20mg/lần, mỗi ngày uống 2 lần.
Sử dụng thuốc Berberin có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe cụ thể như:
- Có thể gây bệnh tiêu chảy.
- Khiến người bệnh bị táo bón.
- Gây đau dạ dày.
- Biểu hiện đau đầu.
- Gặp các vấn đề về tiêu hoá.
- Đầy hơi.
- Có thể bị đau bụng dữ dội.
- Nếu người bệnh tiểu đường uống Berberin có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống thấp. Vì vậy, đối với người đang theo dõi lượng đường trong máu bằng insulin hoặc thuốc, cần thận trọng khi sử dụng.
- Làm mức độ bilirubin trong máu cao. Bilirubin được biết đến là một chất hóa học được hình thành do sự phân hủy của các tế bào hồng cầu cũ. Trong khi đó, chức năng của gan là loại bỏ nó. Berberine còn có thể ức chế khả năng loại bỏ bilirubin của gan một cách nhanh chóng và điều này có thể dẫn đến các vấn đề về não, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh có nồng độ bilirubin cao trong máu.
- Sử dụng thuốc Berberin có thể làm giảm huyết áp. Do đó, người bị huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng Berberin.
Khi bị tiêu chảy mọi người thường nghĩ đến việc sử dụng thuốc Berberin vì giúp giải quyết vấn đề sức khỏe này một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ đang cho con bú thường sẽ thắc mắc và lăn tăn liệu đang cho con bú có uống được berberin không? Và thuốc Berberin có gây hại cho sức khỏe em bé hay không.
Có thể sử dụng thuốc Berberin cho mẹ đang cho con bú hay không được chia ra làm 2 trường hợp như sau:
- Đối với Berberin không có thêm kháng sinh clorocid thì mẹ đang cho con bú có thể dùng loại này.
- Ngược lại, Berberin có chứa clorocid thì tuyệt đối mẹ đang cho con bú KHÔNG được dùng.
Mẹ đang cho con bú không được sử dụng thuốc Berberin có chứa clorocid là vì hợp chất này được sử dụng để điều trị các bệnh có liên quan đến nhiễm khuẩn đường ruột như viêm loét đại tràng, viêm màng nào. Đây là hợp chất được khuyến cáo Không sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
Điều này xảy ra do dư chất clorocid có thể ngấm vào cơ thể của người mẹ và thông qua sữa mẹ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, tình trạng này còn có thể gây ra hiện tượng giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và gây buồn nôn, đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Không những thế, tình trạng viêm còn có thể gây ra các ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác ở trẻ.
Thuốc Berberin có chứa clorocid hay không có clorocid đều được khuyến cáo rằng không nên tùy ý sử dụng đối với mẹ đang cho con bú. Vì loại thuốc này khi được hấp thụ là nguyên nhân làm tăng Bilirubin có trong máu, đồng thời cũng gây ra nhiều tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh. Có thể thấy cụ thể như sau:
- Gây hiện tượng vàng da ở trẻ:
Vàng da ở trẻ sơ sinh còn xảy ra do sự tích tụ của bilirubin trong máu. Bilirubin được biết là một chất màu vàng được tạo ra khi các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể bị phá vỡ. Vì thế, mẹ uống Berberin có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh vì trẻ sơ sinh có số lượng hồng cầu cao trong máu, do đó chúng thường xuyên bị phá vỡ và thay thế.
Không những thế, gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên việc loại bỏ bilirubin ra khỏi máu sẽ kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, gan của trẻ xử lý bilirubin hiệu quả hơn. Vì thế mà bệnh vàng da của trẻ sơ sinh ở độ tuổi này sẽ thường được tự điều chỉnh mà không gây ra hại gì.
- Có thể gây tổn thương não ở trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với Berberin có thể bị kernicterus hay còn được biết đến với tên gọi khác là tổn thương não. Kernicterus được biết đến là một loại tổn thương não thường thấy ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này gây ra bởi sự tích tụ quá mức của bilirubin trong não.
Không những thế, Bilirubin là một chất thải được tạo ra khi gan của trẻ phá vỡ các tế bào hồng cầu cũ để cơ thể có thể loại bỏ chúng. Vì gan của trẻ còn hoạt động kém, không thể đào thải hết Bilirubin nên đây cũng trở thành nguyên nhân gây ra các hiện tượng vàng da, kernicterus.
Một số triệu chứng cảnh báo tổn thương não ở trẻ mà mẹ cần biết:
+ Tiếng khóc của trẻ the thé.
+ Các dấu hiệu về ăn uống như lười ăn và bú ít hơn bình thường.
+ Khi xuất hiện triệu chứng mềm nhũn, thiếu năng lượng ở cơ thể trẻ.
+ Bé gặp phải tình trạng chuyển động không thể kiểm soát.
+ Nôn mửa.
+ Xảy ra hiện tượng chuyển động mắt bất thường.
+ Sốt.
+ Có thể bị co giật.
Những thông tin trong bài viết trên có thể giúp mẹ giải đáp rằng đang cho con bú có uống được berberin không. Nếu gặp tình trạng về tiêu hoá, tốt nhất các mẹ nên dùng men tiêu hoá dành cho phụ nữ đang cho con bú. Nếu tình trạng nặng và không thuyên giảm, các mẹ nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn