Người xưa sớm đã nhận ra rằng, trách nhiệm quan trọng nhất trong việc nuôi dạy con cái thuộc về cha mẹ. Tuy nhiên, khi dạy bảo con cần chú trọng phương pháp đúng đắn, có như vậy mới thành công như ý.
Dưới đây là phương châm "7 không trách" của cha mẹ khi răn dạy con.
Người xưa có câu: "Trời đánh tránh miếng ăn", nghĩa là không nên trách mắng, giáo huấn trẻ lúc đang ăn. Câu nói này vẫn còn nguyên giá trị ở thời hiện đại.
Xã hội bây giờ con người càng vội vàng, bận nhiều việc riêng. Thời gian con cái ở gần cha mẹ cũng ít đi. Chính vì vậy nhiều bậc phụ huynh tranh thủ lúc ăn uống để giáo huấn con. Tuy nhiên, đó là cách làm sai trái.
Cách giáo dục này đã phá hỏng đi không khí ấm cúng và vui vẻ của bữa cơm gia đình, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ thường xuyên trách mắng con trong lúc ăn cơm, lâu dần trẻ sẽ có áp lực khi ăn cùng phụ huynh. Như thế sẽ dẫn đến việc con cái ngày càng xa cách bố mẹ.
Đôi khi trước mặt người khác, bố mẹ thưởng thẳng tay đánh mắng con cái để thỏa nỗi bực tức vì con hư. Hoặc bố mẹ đem những điều không hay của con kể với người khác rồi cùng nhau ùa vào trêu chọc đứa trẻ. Người xưa rất kị việc này. Bởi như vậy sẽ khiến con cái xấu hổ, bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng đến lòng tự tôn của con. Chúng sẽ cảm thấy mặc cảm hoặc vô tình quen dần với việc đó và trở nên bất cần.
Vào buổi tối, nhất là lúc trước khi đi ngủ, cha mẹ không nên giáo huấn con. Bởi những lời quở trách, đánh mắng của cha mẹ có thể ám ảnh con khi vào trong giấc ngủ, gây khó ngủ hoặc con dễ dàng gặp ác mộng. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thể trạng cho con vào sáng hôm sau. Hoặc lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ con thường hiếu động, suy nghĩ thơ ngây nên việc mắc lỗi là điều khó tránh. Những lúc con sai, cha mẹ răn dạy là điều bình thường. Nhưng khi con đã biết lỗi rồi thì phụ huynh không nên trách mắng trẻ nữa.
Bởi lúc này có đã có tâm lý hối hận, áy náy về điều mình làm, cha mẹ mà vẫn dùng những lời nói nặng nề, thậm chí là đánh trẻ sẽ khiến con có mặc cảm nặng nề. Lâu dần con sẽ có tâm lý trốn tránh, nói dối. Đặc biệt thể chất và tâm lý của trẻ đều sẽ gặp bất lợi.
Khi con đang quá vui vẻ, hoặc quá kích động, cha mẹ không nên dạy bảo chúng vào lúc này. Bởi đây là lúc các mạch máu và dây thần kinh của trẻ đang vận động mạnh, thông suốt và rất nhạy cảm. Nếu bị dừng đột ngột sẽ gây tổn thương rất lớn cho cơ thể. Con có thể trở nên ủ rũ đột ngột hoặc kích động càng thêm kích động. Cách tốt nhất là để trẻ bình tâm cha mẹ mới dạy dỗ. Có như vậy con mới tập trung vào lời của phụ huynh được.
Khi con khóc là hành động biểu hiện trạng thái không khỏe, hoặc tâm lý không vui vẻ. Nếu cha mẹ vẫn thao thao bất tuyệt răn dạy con thì sẽ phản tác dụng. Trẻ không đặt lời dạy của người lớn vào tai nữa. Thậm chí có những bé sẽ phản kháng lại mạnh mẽ, trở nên cục tính.
Khi cơ thể không khỏe mạnh, tâm lý của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Những lúc này con cần sự động viên, an ủi của cha mẹ hơn là những lời mắng mỏ. Tình cảm ấm áp của phụ huynh dành cho con cái đôi khi còn tốt hơn cả thuốc thang. Chính vì vậy dù có đang bực dọc đến mấy mà thấy con ốm, cha mẹ cũng nên kiềm chế chính mình.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn