Trong số này có mỡ nội tạng hay mô mỡ nội tạng (Visceral adipose tissue - VAT) có thể làm gia tăng bệnh tim chuyển hóa.
Để đo mỡ VAT đánh giá rủi ro đòi hỏi phải phẫu thuật xâm lấn. Các nhà khoa học đến từ Đại học Ben-Gurion (BGU) của Israel đã tìm ra phương pháp "giống như sinh thiết lỏng" thay cho phẫu thuật.
Cụ thể, BGU tìm ra cách xác định hay đo 3 loại miRNA lưu thông, đây là các phân tử RNA ngắn, không mã hóa ức chế biểu hiện gene. Mô mỡ, đặc biệt là ở những người béo phì, được cho là sản xuất tới 50% miRNA lưu thông.
Giáo sư Assaf Rudich, người đứng đầu nghiên cứu, đã sử dụng các mẫu mỡ hiến tặng của 35 người đã trải qua phẫu thuật tại Trung tâm Y tế, Đại học Soroka ở Beershev và 51 người tình nguyện, trong độ tuổi từ 18 đến 70 với BMI (chỉ số khối cơ thể) từ 30 trở lên và không có bệnh ác tính tham gia.
Kết quả, miRNA lưu hành có thể đóng vai trò là dấu ấn sinh học để phân biệt các phân nhóm béo phì ở người có mức độ viêm VAT cao hay thấp. Cụ thể, nhóm đã xác định được 3 loại miRNA lưu hành, khi kết hợp lại với nhau, làm tăng tình trạng viêm VAT và phát sinh bệnh tim chuyển hóa cao.
Mỡ nội tạng tập trung chủ yếu trong khoang bụng, bao quanh các cơ quan nội tạng như gan, tim, tụy,... Nó thúc đẩy đưa bệnh béo phì thành dịch tăng các rối loạn nội khoa như hội chứng chuyển hoá, bệnh tim mạch và một số bệnh lý ác tính như ung thư tuyến tiền liệt, vú và đại trực tràng.
Ngày nay, để nhận biết mỡ nội tạng, chúng ta có thể sử dụng máy quét MRI và máy phân tích mỡ cơ thể. Hoặc một cách đơn giản hơn chính là đo kích thước vòng eo. Ở nam giới có vòng eo khoảng 95cm trở lên và phụ nữ có vòng eo khoảng 90cm trở lên có khả năng bị thừa mỡ nội tạng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn