Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi, đến nay ghi nhận gần 800 trường hợp mắc bệnh quai bị.
Số ca mắc quai bị được phát hiện ở nhiều điểm trường mẫu giáo, tiểu học trong tỉnh. Mới đây nhất, tại điểm trường mẫu giáo 28/8 của huyện Trà Bồng, đã xuất hiện ổ bệnh với 20 trường hợp mắc.
Tuy nhiên, không ít các bậc phụ huynh còn chủ quan nên việc điều trị và phòng ngừa bệnh cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức, khiến bệnh dễ lây lan. Hơn nữa, khi mắc bệnh, đa phần các gia đình để con trẻ điều trị tại nhà nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại, ngành y tế Quảng Ngãi đã triển khai các biện pháp tổ chức kiểm tra, giám sát dịch bệnh, đồng thời tuyên truyền cho người dân cách phát hiện bệnh và các biện pháp phòng ngừa.
Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng là biện pháp góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm quai bị |
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa Đông - Xuân. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi học đường và hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên tại các trường mẫu giáo, trường học, đơn vị tân binh…
Biểu hiện chính của bệnh ban đầu là sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5°C - 40°C; các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau, làm cho việc nhai và nuốt đau đớn.
Ở nam giới, người bệnh có thể bị viêm tinh hoàn và thường gặp ở tuổi dậy thì. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên (ít gặp viêm 2 bên) tinh hoàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tuỵ, viêm não, màng não, vô sinh. Đối với nữ giới, nếu mắc quai bị có thể bị viêm buồng trứng. Đặc biệt, phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non.
Biểu hiện chính của bệnh ban đầu là sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5°C - 40°C; các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau, làm cho việc nhai và nuốt đau đớn.
Ở nam giới, người bệnh có thể bị viêm tinh hoàn và thường gặp ở tuổi dậy thì. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên (ít gặp viêm 2 bên) tinh hoàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tuỵ, viêm não, màng não, vô sinh. Đối với nữ giới, nếu mắc quai bị có thể bị viêm buồng trứng. Đặc biệt, phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non.
Cũng theo ông Phu, hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não...
Để phòng chủ động phòng chống bệnh quai bị, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau: - Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị. - Tiêm vaccine phòng bệnh quai bị. Vaccine quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch. - Khi có người bị bệnh, phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác. - Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn. |