Mỗi Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập từ 7-10 thành viên, bao gồm Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng các đoàn thể, hội viên phụ nữ nòng cốt và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại buổi ra mắt, lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi, Đảng ủy, UBND xã đã phát biểu chỉ đạo, hướng dẫn Tổ truyền thông cộng đồng phát huy vai trò, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết và chủ động trong việc xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động. Theo đó, các tổ truyền thông cần thường xuyên phối hợp kịp thời với cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền và có biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
Việc thành lập và ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng nhằm tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm", góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, bài trừ những tập tục lạc hậu và giải quyết kịp thời các vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đảm bảo tiếng nói, sự tham gia của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng.
Tại buổi lễ, Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ trang thiết bị cơ bản phục vụ công tác truyền thông cho 11 Tổ truyền thông cộng đồng (hỗ trợ mỗi Tổ 1 bộ loa di động trị giá 3.000.000 đồng/bộ).
Sau buổi lễ ra mắt, Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức truyền thông hướng dẫn xây dựng mạng lưới trên thông trên nền tảng số Zalo, Facebook... cho thành viên 11 Tổ truyền thông cộng đồng.
Tính đến nay, Hội LHPN tỉnh đã thành lập được 51 Tổ truyền thông tại cộng đồng, hoàn thành và vượt chỉ tiêu đầu tiên của Dự án 8, giai đoạn 2021-2025 về xây dựng Tổ truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn