Vợ anh sau một hồi sững sờ thì vội tìm cách vệ sinh và băng bó “cậu nhỏ” cho chồng, rồi đưa anh đến bệnh viện. Thăm khám cho bệnh nhân xong, bác sĩ kết luận anh Dũng bị đứt dây hãm dương vật. Để điều trị cho anh, các bác sĩ đã khâu cầm máu và làm thẩm mỹ lại phần da bị rách.
Chia sẻ với bác sĩ, anh Dũng cho biết, thời gian gần đây, anh thường đi công tác xa nhà dài ngày. Vì thế, mỗi lần anh về với vợ, anh chị thường tranh thủ “yêu” trong những lúc có thể. Hôm đầu tiên về, các cuộc ái ân thường mạnh mẽ nhất. Lần khiến anh bị tai nạn vừa qua là 1 ví dụ.
Sau khi “đá xong hiệp 1” không lâu, anh chị tiếp tục “giao ban”. Do lâu ngày không được “gần gũi” và khá khỏe mạnh trong “chuyện phòng the” nên lần tiếp theo, anh còn “yêu” mạnh hơn trước đó. Trong lúc thực hiện những động tác mạnh khi sắp “cán đích” thì anh bị “ngã ngựa”, dương vật bị đau và máu chảy ra khá nhiều.
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, nam giới bị chảy máu khi đang "hành sự" không phải là hiếm. Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hiện tượng này là đứt dây hãm ở dương vật.
Dây hãm là nơi hội tụ của các mạch máu và thần kinh cho bao quy đầu, bởi phần da này tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu xuất phát từ quy đầu rồi tỏa ra vùng bao da. Dây hãm là phần da dính vào mặt dưới quy đầu, sát lỗ tiểu, có tác dụng hãm không cho bao quy đầu trượt quá cao lên thân dương vật.
Dây hãm là nơi hội tụ của các mạch máu và thần kinh cho bao quy đầu, bởi phần da này tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu xuất phát từ quy đầu rồi tỏa ra vùng bao da. Dây hãm là phần da dính vào mặt dưới quy đầu, sát lỗ tiểu, có tác dụng hãm không cho bao quy đầu trượt quá cao lên thân dương vật.
Khi dương vật cương thì mảnh da này căng ra. Khi bị rách, bệnh nhân cảm thấy đau nhiều và lâu cầm máu hơn các tổ chức khác.
Dây hãm có thể đứt khi bị căng quá mức (do chủ nhân thực hiện động tác giao hợp quá nhanh và mạnh) hoặc do cấu tạo dây phanh này ngắn, thanh mảnh. Sở dĩ dây hãm trên có thể bị đứt là do trong lúc “hành sự”, phanh này bị kéo căng ra, nếu cường độ "cuộc yêu" tăng nhanh và mạnh sẽ càng làm giãn dây hãm và có thể bị đứt.
Mày râu có thể nhận biết triệu chứng của đứt dây hãm nếu trong khi “yêu” có cảm giác đau ở dương vật và cảm giác đau này tăng dần. Khi ấy, nam giới nên giảm dần cường độ hoạt động của “cậu nhỏ”.
Mày râu có thể nhận biết triệu chứng của đứt dây hãm nếu trong khi “yêu” có cảm giác đau ở dương vật và cảm giác đau này tăng dần. Khi ấy, nam giới nên giảm dần cường độ hoạt động của “cậu nhỏ”.
Cấu trúc của dây hãm đa dạng, có người ngắn, người dài; có người chắc và dày nhưng có người lại thanh mảnh... Trường hợp hay bị đứt phanh nhất là có phanh ngắn và thanh mảnh, còn các trường hợp khác rất khó đứt nếu không kéo căng bất thường.
Khi bị đứt dây hãm, mày râu sẽ cảm thấy đau đớn, máu chảy ra nhiều hoặc ít và lâu cầm. Thông thường, máu sẽ ngưng chảy nếu người trong cuộc biết cách cầm máu và nếu giữ gìn vệ sinh tốt, vết thương sẽ tự lành trong khoảng 1 tuần. 10 ngày sau họ có thể “quan hệ” như trước. Còn không thì sẽ lâu khỏi và đau đớn trong lần “ái ân” sau.
Bình tĩnh khi gặp sự cố
Bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Trung tâm Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ, cho biết, thường xuyên tiếp nhận nam giới đến điều trị do “vùng kín” bị chảy máu khi ái ân, vì bị đứt dây hãm ở dương vật. Ngoài nguyên nhân trên, mày râu cũng có thể gặp phải tình huống này nếu bị viêm nhiễm nhẹ trên bề mặt da dương vật, mặt trong của bao quy đầu.
Khi quan hệ tình dục, dương vật va chạm, cọ sát nhiều sẽ dẫn đến chảy máu. Tuy nhiên, thường trong các trường hợp này, máu chảy ít và không kéo dài như bị đứt dây hãm.
Theo bác sĩ Mạnh, nếu gặp phải tình huống trên, cả 2 vợ chồng cần bình tĩnh. Nếu máu chảy ít, người trong cuộc có thể dùng gạc sạch băng ép vết thương để cầm máu, sau đó nghỉ ngơi hoàn toàn và theo dõi. Trong khoảng 2-3 tiếng, nếu không thấy máu thấm qua băng thì có thể yên tâm, vì máu đã cầm.
Trong trường hợp thấy máu chảy nhiều, sau khi băng mà máu vẫn chảy thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được xử trí. Phanh hãm đứt nếu không xử lý tốt sẽ lại đứt tiếp nhiều lần nữa và gây nên sẹo xấu xơ dính làm đau khi giao hợp về sau.
Trong trường hợp thấy máu chảy nhiều, sau khi băng mà máu vẫn chảy thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được xử trí. Phanh hãm đứt nếu không xử lý tốt sẽ lại đứt tiếp nhiều lần nữa và gây nên sẹo xấu xơ dính làm đau khi giao hợp về sau.
Thực tế, không ít trường hợp đã đắp thuốc lào hoặc dùng vải không sạch quấn vết thương hay dùng bông khô đắp trực tiếp vào chỗ chảy máu. Bác sĩ Mạnh khuyến cáo, mọi người không nên sơ cứu vết thương theo các cách đó vì dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt, các sợi thuốc lào, sợi bông sẽ dính vào, khó vệ sinh vết thương.