Về vấn đề này, luật sư Phạm Thanh Hữu (THƯ VIỆN PHÁP LUẬT) tư vấn như sau:
Hiện nay, quy trình Cảnh sát giao thông xử phạt nguội như sau:
Bước 1: Phát hiện vi phạm giao thông thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được ghi lại bằng hình ảnh.
Bước 2: Hình ảnh vi phạm được chuyển cho bộ phận trích xuất và được lưu lại thành các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm, phân hiệu loại xe... Sau đó hình ảnh vi phạm sẽ được trích xuất ra và kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm, chuyển cho lực lượng Cảnh sát giao thông để làm căn cứ xác định vi phạm và xử phạt.
Việc giao, nhận hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả phải được ghi chép vào sổ theo dõi, ký nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Bước 3: Cảnh sát giao thông thông báo hành vi vi phạm sau khi đã nhận được hình ảnh phương tiện vi phạm và phiếu xác nhận kết quả.
Cảnh sát giao thông sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân vi phạm về hành vi này và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đến làm việc theo quy định.
Bước 4: Lập biên bản vi phạm hành chính
Nếu xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông phải tiến hành ngay việc lập biên bản vi phạm hành chính và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính.
Căn cứ theo Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về mức phạt tối đa đối với lĩnh vực giao thông đường bộ là 75.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo điểm e khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp hai lần cá nhân. Do đó, đối với cá nhân, mức phạt nguội tối đa đối là 75.000.000 đồng thì tổ chức sẽ có mức phạt nguội tối đa đối là 150.000.000 đồng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn