Nghiên cứu “Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc thực hiện năm 2013 cho thấy: Trong tổng số 1.250 người được hỏi về dự định chia tài sản, đất đai cho các con thì có tới 43% số người khẳng định sẽ chia ưu tiên cho con trai, chỉ có 13,1% là chia ưu tiên cho con gái, số người có ý định chia đều cho các con chiếm 38%.
Cụ thể hơn, các ý kiến đều khẳng định con trai chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, chăm sóc bố mẹ khi về già nên có quyền hưởng nhiều thừa kế hơn.
Cụ thể hơn, các ý kiến đều khẳng định con trai chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, chăm sóc bố mẹ khi về già nên có quyền hưởng nhiều thừa kế hơn.
Phong tục, tập quán hàng ngàn năm vẫn còn truyền lại tư tưởng trọng nam. Ảnh minh họa: Internet
Có thể thấy, việc chia quyền thừa kế đất đai, tài sản cho con cháu trong gia đình vẫn được phân định qua “lăng kính” định kiến giới.
TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, cho biết: Hiện nay, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, đất đai gắn liền với sinh kế, cuộc sống của họ.
Phong tục, tập quán hàng ngàn năm vẫn còn truyền lại tư tưởng trọng nam, ưu tiên cho nam giới. Còn “con gái là con người ta”, gái theo chồng, không còn được hưởng quyền lợi ở nhà bố mẹ đẻ nữa.
Mặt khác, tuy chính bản thân người phụ nữ nhìn thấy sự không công bằng trong hưởng thừa kế nhưng họ vẫn chấp nhận như cái lẽ tự nhiên. Không chỉ vậy, nhiều phụ nữ gia đình riêng tan vỡ, khi ly hôn họ dễ trở thành người yếu thế, không còn nơi cư ngụ.