Quyền tiếp cận tư pháp cho phụ nữ ở Việt Nam còn hạn chế

13:44 | 24/09/2019;
Quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản đã phù hợp với quy định trong công ước của Liên hợp quốc, tuy nhiên thực tế triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.
Ngày 24/9, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức hội thảo tham vấn “Dự thảo báo cáo đảm bảo quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ tại Việt Nam” theo Công ước CEDAW.
 
 
Năm nay, theo yêu cầu của Ủy ban CEDAW của Liên hợp quốc, Việt Nam phải thực hiện báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 9 về công ước này.

 

Hội thảo nằm trong khuôn khổ của Chương trình tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE). Đây là chương trình do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ với sự đóng góp tài chính từ UNDP và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF).
 
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức về phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) là công ước nhân quyền cơ bản của Liên hợp quốc mà Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia vào ngày 29/7/1980 và phê chuẩn vào ngày 27/11/1981. Trong suốt những năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các quy định của Công ước CEDAW và đảm bảo việc báo cáo định kỳ tình hình thực hiện Công ước đối với Liên hợp quốc.
 
Theo bà Hà, năm nay, theo yêu cầu của Ủy ban CEDAW của Liên hợp quốc, Việt Nam phải thực hiện báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 9 về công ước này. Theo đó, Ủy ban CEDAW đặc biệt khuyến nghị về việc tăng cường quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ phù hợp với quy định của Công ước CEDAW.
 
 
Hội thảo nằm trong khuôn khổ của Chương trình tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE). Đây là chương trình do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ với sự đóng góp tài chính từ UNDP, UNICEF.

 

Tập trung vào quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ sẽ giúp tăng quyền cho phụ nữ, trang bị những biện pháp hiệu quả để phụ nữ được đối xử bình đẳng trong mọi bình diện của cuộc sống.
 
“Có thể thấy quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản đã phù hợp với quy định của Công ước CEDAW và ngày càng được hoàn thiện. Đặc biệt, sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, một loạt các văn bản pháp luật quan trọng đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới đã góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ như Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Trợ giúp pháp lý…”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nói.
 
Cũng theo đại diện lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, thực tế thời gian qua cho thấy, việc triển khai thực hiện các quy định này còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, trong đó đáng chú ý là những khó khăn về nguồn lực, năng lực thực thi của hệ thống bao gồm các hệ thống hành chính, hệ thống tư pháp và các cơ chế thiết chế bổ trợ tư pháp định kiến về vấn đề giới trong xã hội.
 
Do đó, Bộ LĐ-TB&XH đã tiến hành một nghiên cứu độc lập nhằm tiến hành rà soát và đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan cũng như thực tiễn triển khai thực hiện các quy định pháp luật để đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thực thi tốt hơn quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ theo quy định của công ước CEDAW.
 
Để hoàn thiện báo cáo này, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo đảm bảo quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ tại Việt Nam. Hội thảo nhằm mục đích tham vấn, lắng nghe ý kiến đóng góp về giải pháp để giải quyết căn cơ những tồn tại thách thức đối với quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ nói riêng và quyền lợi ích hợp pháp của những phụ nữ nói chung.
 
 
Dự thảo báo cáo lần này sẽ được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện, là nguồn cung cấp các số liệu đáng tin cậy về quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ. Đồng thời, đây cũng là số liệu để phục vụ cho việc xây dựng báo cáo quốc gia lần thứ 9 về tình hình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam mà Chính phủ Việt Nam sắp báo cáo với Liên hợp quốc.

 

Đóng góp cho dự thảo của báo cáo, bà Catherine Phương, Trợ lý Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam, cho rằng, Việt Nam cần phải có cơ chế mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là trong giám sát thực thi các quy định đã luật hóa.
 
“Việt Nam cần đảm bảo đủ bình đẳng giới trong luật pháp, phải có quy định rõ ràng và hình sự hóa các hành vi phạm tội như hiếp dâm, bạo hành hôn nhân. Bên cạnh đó, cần có nhiều hành động thiết thực để chống lại những bất bình đẳng, những hủ tục, định kiến trong xã hội đối với phụ nữ. Ngoài ra, hệ thống trợ giúp pháp lý cần phải chú ý đến vấn đề tăng quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, vấn đề thực hiện quyền của người phụ nữ cần phải được đề cao”, bà Catherine Phương khuyến nghị.
 
Trong khi đó, ông Nicholas Booth, Cố vấn Chương trình Tiếp cận công lý và Quyền con người (Văn phòng UNDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương), cho rằng, Việt Nam cần phải chú ý nhiều hơn đến quyền tiếp cận tư pháp cho phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là nhóm phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật, nhóm yếu thế. “Ở Campuchia, tỉ lệ phụ nữ tàn tật bị hiếp dâm gấp 3 lần so với những phụ nữ bình thường, đây là con số rất đáng để Việt Nam tham khảo và lưu tâm”.
 
Được biết, dự thảo báo cáo lần này sẽ được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện, là nguồn cung cấp các số liệu đáng tin cậy về quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ. Đồng thời, đây cũng là số liệu để phục vụ cho việc xây dựng báo cáo quốc gia lần thứ 9 về tình hình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam mà Chính phủ Việt Nam sắp báo cáo với Liên hợp quốc.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn