Sau giờ đi làm ca, chị Nguyễn Thị Lệ Thu (phố Cao Lỗ, TP Đà Nẵng) cởi bộ quần áo bảo hộ lao động, để lộ mái tóc quăn búi chặt và khuôn mặt dịu dàng, nụ cười tươi dễ mến chào khách. Chị chia sẻ: “Căn nhà tập thể này tuy nhỏ bé nhưng ấm cúng. Ngày nào mẹ con tôi cũng đợi nhau bên mâm cơm tối. Nghĩ đi thì buồn nhưng nghĩ lại hoàn cảnh của mình, vẫn hạnh phúc hơn bao người khác”.
Chị Thu khoe: “Con trai tôi biết thương mẹ nhiều lắm, có hôm xe đạp của con bị xịt lốp, nó nhắn mẹ ăn cơm trước, con sửa xe xong sẽ về ăn sau, kẻo mẹ ăn muộn quá sẽ bị ốm. Cơ mà sao ăn được, biết là con trai thương mẹ, cứ phải nhìn thấy con về nhà, lòng dạ mình mới an tâm mà ăn ngon được”.
17 năm, hai mẹ con chị gắn bó bên nhau, cậu con trai là sự sống, niềm hy vọng của chị. Còn với con, chị là điểm tựa, là nơi bình yên, ấm áp nhất trong cuộc sống này, chẳng bao giờ mẹ con chị muốn rời xa nhau.
“Mấy đêm trước khi tới toà án, thấy tôi khó ngủ, con trai ôm chặt mẹ động viên, mẹ không phải lo nghĩ gì cả. Từ lúc con biết nhận ra ai là người ở bên con thì vẫn chỉ có mẹ. Chưa bao giờ ông ấy thăm nom con, nhìn mặt con xem dài ngắn, vuông tròn ra sao, thì mẹ hy vọng làm gì ở ông ấy? Có một điều không thể thay đổi, đó là con mãi mãi ở bên mẹ”.
“Mấy đêm trước khi tới toà án, thấy tôi khó ngủ, con trai ôm chặt mẹ động viên, mẹ không phải lo nghĩ gì cả. Từ lúc con biết nhận ra ai là người ở bên con thì vẫn chỉ có mẹ. Chưa bao giờ ông ấy thăm nom con, nhìn mặt con xem dài ngắn, vuông tròn ra sao, thì mẹ hy vọng làm gì ở ông ấy? Có một điều không thể thay đổi, đó là con mãi mãi ở bên mẹ”.
Trong 1 phiên hoà giải duy nhất mới diễn ra mà người chồng bạc nghĩa, bạc tình của chị có mặt, anh chị đều có nguyện vọng không cần thêm buổi hoà giải nào nữa. Cán bộ toà hỏi anh: “Vì sao anh biết mình có con, mà 17 năm qua không 1 lần về thăm con, cũng không chu cấp gì tiền nuôi con cùng vợ? Không lẽ, anh muốn chối bỏ trách nhiệm làm cha của mình? Chối bỏ tình cha con với cậu con trai này?”.
Người đàn ông tên Quy, hơn 40 tuổi, có gương mặt rám nắng, lạnh lùng trả lời: “Cuộc sống của tôi quá khó khăn, cho dù có nhớ con, tôi cũng không dám tìm gặp, bởi gặp rồi, tôi lấy đâu tiền cho con”.
Cán bộ toà hỏi anh: “Anh có khi nào nghĩ con trai lớn lên sẽ trách mình là người cha bạc nhược, vô tâm, vô trách nhiệm với vợ con không? Bởi ngoài chuyện tiền bạc để sinh sống, con người ta còn có tình nghĩa, nhất là tình máu mủ ruột rà không ai tách rời. Anh không thể cho con tiền, nhưng không thể không cho con tình cảm của một người cha...”.
Những câu hỏi của cán bộ toà khiến người cha ấy câm lặng, nét mặt lạnh lùng ban đầu của anh ta chợt biến mất. Cúi đầu, anh ta nói khẽ: “Vậy tôi phải trả bao nhiêu tiền cho cô ấy nuôi con?” - một câu hỏi rất vô nghĩa, vô tình, khiến những người có mặt tại phiên toà đều nóng mặt.
Người đàn ông tên Quy, hơn 40 tuổi, có gương mặt rám nắng, lạnh lùng trả lời: “Cuộc sống của tôi quá khó khăn, cho dù có nhớ con, tôi cũng không dám tìm gặp, bởi gặp rồi, tôi lấy đâu tiền cho con”.
Cán bộ toà hỏi anh: “Anh có khi nào nghĩ con trai lớn lên sẽ trách mình là người cha bạc nhược, vô tâm, vô trách nhiệm với vợ con không? Bởi ngoài chuyện tiền bạc để sinh sống, con người ta còn có tình nghĩa, nhất là tình máu mủ ruột rà không ai tách rời. Anh không thể cho con tiền, nhưng không thể không cho con tình cảm của một người cha...”.
Những câu hỏi của cán bộ toà khiến người cha ấy câm lặng, nét mặt lạnh lùng ban đầu của anh ta chợt biến mất. Cúi đầu, anh ta nói khẽ: “Vậy tôi phải trả bao nhiêu tiền cho cô ấy nuôi con?” - một câu hỏi rất vô nghĩa, vô tình, khiến những người có mặt tại phiên toà đều nóng mặt.
Những cán bộ toà ra sức bảo vệ quyền lợi cho mẹ con chị khỏi thiệt thòi, đó là truy thu tiền trợ cấp của người chồng để làm vốn cho con. Chị cũng đã xuôi lòng đồng ý sau khi nghe cán bộ toà phân tích. Tuy nhiên, con trai chị nhất quyết gửi đơn cho cán bộ toà, không nhận bất cứ khoản tiền trợ cấp nào của người cha. Cậu xin được coi như không có người bố đó tồn tại.
Điều này, cán bộ toà đành phải để mẹ con chị tự thoả thuận với nhau. Còn anh ta, liệu lương tâm có hối hận gì về chuyện con trai từ chối chu cấp của mình, hay lại là điều may mắn khi không phải bỏ tiền nuôi “núm ruột” của mình như trước?
Điều này, cán bộ toà đành phải để mẹ con chị tự thoả thuận với nhau. Còn anh ta, liệu lương tâm có hối hận gì về chuyện con trai từ chối chu cấp của mình, hay lại là điều may mắn khi không phải bỏ tiền nuôi “núm ruột” của mình như trước?
Nhớ lại những ngày xưa cũ, chị Thu kể: “Tôi và bố cháu Nam quen nhau khi cùng làm ở cơ quan Quản lý môi trường Đô thị của thành phố. Lúc tôi báo tin có bầu, anh ấy cuống quýt đưa tôi về ra mắt gia đình và xin tổ chức cưới.
Tuy nhiên, trái với sự mong đợi của chúng tôi, gia đình anh hắt hủi, phản đối tôi kịch liệt, rằng tôi chỉ là đứa quét rác, công việc suốt ngày tiếp xúc với ô nhiễm rác thải, hôi thối, gốc tích gia đình không rõ ràng, sẽ ảnh hưởng đến con cái sau này”.
Anh cũng ngỡ ngàng với sự phản ứng của gia đình vì chính bản thân anh cũng làm công nhân môi trường như chị. Chờ đợi, thuyết phục gia đình không được, mà cái bụng của chị cứ to dần, anh đành liều mình rủ chị đi đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, trái với sự mong đợi của chúng tôi, gia đình anh hắt hủi, phản đối tôi kịch liệt, rằng tôi chỉ là đứa quét rác, công việc suốt ngày tiếp xúc với ô nhiễm rác thải, hôi thối, gốc tích gia đình không rõ ràng, sẽ ảnh hưởng đến con cái sau này”.
Anh cũng ngỡ ngàng với sự phản ứng của gia đình vì chính bản thân anh cũng làm công nhân môi trường như chị. Chờ đợi, thuyết phục gia đình không được, mà cái bụng của chị cứ to dần, anh đành liều mình rủ chị đi đăng ký kết hôn.
Cứ ngỡ, có tấm giấy mang dấu đỏ của pháp luật mang về, cả nhà sẽ xuôi chuyện, sẽ đồng ý cho anh lấy chị, thì gia đình anh lại nổi cơn giận lôi đình. Cả họ nhà anh họp, ép anh phải bỏ mẹ con chị, phải ra toà ly hôn ngay khi giấy đăng ký chưa kịp ráo mực, hoặc cả họ sẽ từ bỏ anh.
Ban đầu, anh vẫn về căn nhà thuê ở cùng chị được 4 tháng, đến gần ngày chị sinh con, anh bảo sẽ về nhà lấy thêm tiền để lo mua sắm đồ đạc đón con chào đời. Không ngờ, đêm đó anh đi khỏi căn nhà trọ của chị và không trở lại nữa. Chị điện thoại, tìm cách nhắn tin cho anh, nhưng anh đã xin nghỉ việc cơ quan. Sau đó vài tháng, chị nghe tin anh đi làm công nhân xây dựng. Chị sinh con trong cô đơn, buồn tủi, vì chị vốn là đứa trẻ mồ côi.
Ban đầu, anh vẫn về căn nhà thuê ở cùng chị được 4 tháng, đến gần ngày chị sinh con, anh bảo sẽ về nhà lấy thêm tiền để lo mua sắm đồ đạc đón con chào đời. Không ngờ, đêm đó anh đi khỏi căn nhà trọ của chị và không trở lại nữa. Chị điện thoại, tìm cách nhắn tin cho anh, nhưng anh đã xin nghỉ việc cơ quan. Sau đó vài tháng, chị nghe tin anh đi làm công nhân xây dựng. Chị sinh con trong cô đơn, buồn tủi, vì chị vốn là đứa trẻ mồ côi.
Nhờ sự thương yêu, đùm bọc của cơ quan, mẹ con chị đã qua được giai đoạn suy sụp nhất. Trong thâm tâm chị, vẫn nghĩ có ngày anh ổn định công việc, gia đình bớt căng thẳng sẽ quay lại với mẹ con chị, vợ chồng con cái sẽ đoàn tụ.
Năm tháng cứ thế trôi đi, thoáng đã 17 năm chị chờ đợi anh trong vô vọng. Mãi sau này, chị mới biết anh đã có gia đình riêng từ bao giờ. Khi con trai đã lớn và hiểu mẹ, chị quyết định viết đơn ra toà, chấm dứt mối quan hệ vợ chồng chỉ có trên danh nghĩa.
Năm tháng cứ thế trôi đi, thoáng đã 17 năm chị chờ đợi anh trong vô vọng. Mãi sau này, chị mới biết anh đã có gia đình riêng từ bao giờ. Khi con trai đã lớn và hiểu mẹ, chị quyết định viết đơn ra toà, chấm dứt mối quan hệ vợ chồng chỉ có trên danh nghĩa.
“Con trai chị Thu hiện tại vẫn giận bố, không muốn nhận trợ cấp của bố thì mẹ con chị có thể thoả thuận với nhau. Bất cứ khi nào con chị muốn cũng có thể yêu cầu bố cháu thực hiện nghĩa vụ của mình, bởi đó là quyền lợi chính đáng của cháu”. (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) |