RSV ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

12:30 | 28/11/2022;
RSV là một bệnh nhiễm trùng do virus hợp bào hô hấp phổ biến và gây ra khó thở, ho... RSV ở trẻ sơ sinh đôi khi có thể là tình huống nghiêm trọng.

RSV là một loại virus chưa có thuốc đặc trị để rút ngắn thời gian mắc bệnh. Thay vào đó thì các bác sĩ thường sẽ đề xuất các phương pháp điều trị giúp giảm nhẹ và kiểm soát các triệu chứng cho tới khi hết nhiễm trùng.

RSV ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

1. RSV dễ lây nhiễm

Một trẻ khỏe mạnh nhiễm RSV có thể lây bệnh cho người khác trong 3 - 8 ngày. Vì thế mà khi trẻ nhiễm bệnh, cần cách ly trẻ khỏi các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các trẻ khác để phòng ngừa lây nhiễm.

RSV có thể lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với người đang bị nhiễm trùng. Bao gồm việc chạm vào giọt bắn của người bệnh sau hắt hơi, ho... và vô tình đưa tay dính mầm bệnh lên mắt, mũi hoặc miệng.

Chính vì thế mà việc rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trong ít nhất 20 giây là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm RSV. Khi trẻ hắt hơi hoặc ho, hãy giúp trẻ che miệng bằng khăn giấy dùng một lần.

Ngoài ra thì virus cũng có thể sống trên các bề mặt cứng chẳng hạn như cũi, giường, đồ chơi trong vài giờ. Nên nếu trẻ sơ sinh bị RSV cần vệ sinh đồ chơi và cac bề mặt nơi bé tiếp xúc và ăn để giảm sự lây lan của vi khuẩn trong môi trường.

RSV ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 1.

Một trẻ khỏe mạnh nhiễm RSV có thể lây bệnh cho người khác trong 3 - 8 ngày (Ảnh: Internet)

2. Trẻ sơ sinh nhiễm RSV có nguy cơ bị biến chứng cao hơn so với trẻ lớn

Do đường hô hấp của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên RSV ở trẻ sơ sinh mang tính chất nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nói cách khác, trẻ sơ sinh không thể ho khạc ra chất nhầy như ở trẻ lớn và người trưởng thành. Hơn nữa, đường thở trẻ sơ sinh cũng nhỏ hơn vì thế mà trẻ dễ bị tắc nghẽn đường thở dẫn tới khó thở.

Nhiễm RSV gây ra các triệu chứng như cảm lạnh kèm theo ho nhưng với trẻ sơ sinh nhiễm RSV có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn là viêm tiểu phế quản. Trẻ bị viêm tiểu phế quản có biểu hiện thở khò khè kèm ho. Ngoài ra, RSV có thể dẫn tới các bệnh nhiễm trùng nặng khác bao gồm viêm phổi, tim hoặc hệ miễn dịch (chẳng hạn như hen suyễn) hay mất nước và có thể trẻ cần điều trị tại bệnh viện.

Với mất nước ở trẻ nhiễm RSV, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Phải cung cấp chất lỏng cho trẻ sơ sinh đầu đủ bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Nếu có thể, bạn có thể hỏi bác sĩ về các dung dịch thay thế điện giải có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra cần giữ cho trẻ ở tư thế thẳng đứng để trẻ dễ thở hơn và không để trẻ tiếp xúc với các loại khói thụ động như khói thuốc lá vì có thể khiến triệu chứng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Triệu chứng RSV dễ gây nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác

Thực tế thì rất khó để phân biệt các triệu chứng của RSV và virus gây bệnh đường hô hấp. Tốt nhất bạn nên cho trẻ thăm khám để thực hiện các xét nghiệm chỉ định giúp kiểm tra nguyên nhân gây bệnh ở trẻ là gì.

Ở trẻ lớn hơn, RSV có thể khiến trẻ có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh. Nhưng ở trẻ sơ sinh, virus gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng thường xuất hiện sau 4 - 6 ngày sau khi tiếp xúc với virus hợp bào hô hấp. Tuy nhiên, tùy từng trẻ mà các biểu hiện có thể khởi phát triệu chứng sớm hơn hoặc muộn hơn.

Với trẻ sơ sinh, triệu chứng nhiễm RSV có thể gặp bao gồm:

- Thở nhanh, thở gấp hơn bình thường

- Khó thở

- Ăn kém, chán ăn

- Ho và sốt

- Cáu gắt, khó chịu

- Kém tập trung, lờ đờ

- Sổ mũi

- Hắt hơi

- Thở nặng, thở rút lõm lồng ngực

- Thở khò khè...

Trẻ sinh non hoặc đang có các vấn đề tim hay tiền sử khó thở, thở khò khè có thể tăng nguy cơ gặp các triệu chứng RSV nghiêm trọng hơn.

Phân biệt RSV và Covid-19 ở trẻ

RSV và Covid-19 đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và có nhiều triệu chứng giống nhau. Cả hai tình trạng sức khỏe này đều gây sốt, ho, sổ mũi và hắt hơi. Ngoài ra trẻ nhiễm Covid-19 có thể bị đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Dưới đây là bảng so sánh một số triệu chứng điển hình kèm theo tính phổ biến của RSV và Covid-19 ở trẻ:

Triệu chứngRSV (Virus hợp bào hô hấp)COVID-19 (Virus SARS-CoV-2)
HoPhổ biến

Phổ biến

Sốt

Phổ biến

Phổ biến

Cáu kỉnh

Phổ biến

Phổ biến

Lờ đờ, chậm chạp

Phổ biến

Phổ biến

Sổ mũi

Phổ biến

Phổ biến

Hắt hơi

Phổ biến

Có thể xảy ra

Thở khò khè

Phổ biến

Ít phổ biến
Khó thởCó thể xảy ra

Có thể xảy ra

Thở nhanh, gấp

Có thể xảy ra

Có thể xảy ra

Buồn nôn hoặc nôn

Ít phổ biến

Phổ biến

Đau đầu

Ít phổ biến

Phổ biến

Viêm họng

Ít phổ biến

Phổ biến

Tiêu chảy

Có thể xảy ra

Phổ biến

Nhìn chung thì hầu hết trẻ nhiễm RSV nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ phục hồi trong 1 - 2 tuần và không cần điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, nếu trẻ có các biểu hiện như mất nước, suy nhược cơ thể từ trung bình tới nặng thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được cấp cứu ngay lập tức, cụ thể:

+ Mất nước: trũng thóp, tiểu ít hoặc không tiểu, khóc không nước mắt

+ Khó thở, bao gồm thở rút lõm lồng ngực

+ Móng tay hoặc mienjg có màu xanh, tím tái do không nhận đủ oxy và là trường hợp y tế khẩn cấp

+ Sốt trên 38 độ C đo trực tràng ở trẻ dưới 3 tháng tuổi

+ Sốt trên 39 độ C ở trẻ mọi độ tuổi

+ Nước mũi đặc khiến trẻ bị khó thở.

RSV ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 4.

Hầu hết trẻ nhiễm RSV nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ phục hồi trong 1 - 2 tuần (Ảnh: Internet)

4. Chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu

Như đã nói ở trên, RSV là bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. 

- Điều trị RSV ở trẻ sơ sinh

Các phương pháp điều trị chủ yếu với mục đích giảm nhẹ và kiểm soát các triệu chứng.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ nhiễm RSV cần phải hở máy để giúp lầm phổng phổi cho trẻ tới khi hết virus. Trước đây, thuốc giãn phế quản thường được chỉ định nhưng phần lớn các chuyên gia không khuyến nghị biện pháp này nữa.

Thuốc giãn phế quản thường sử dụng cho trẻ bị hen suyễn hoặc phổi tắc nghẽn mãn tính để mở rộng đường thở và điều trị chứng thở khò khè nhưng hầu như chúng không đem lại hiệu quả trong việc giảm chứng thở khò khè do viêm tiểu phế quản bởi RSV.

Nếu trẻ bị mất nước, trẻ có thể được chỉ định truyền tĩnh mạch. Lưu ý là thuốc kháng sinh không giúp ích gì trong việc điều trị RSV do thuốc kháng sinh chỉ hữu ích trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn còn RSV là bệnh do virus.

- Vaccine

Hiện tại không có vaccine để phòng ngừa RSV nhưng có các loại vaccine giúp ngăn ngừa virus đường hô hấp ở trẻ em có thể gây ra các triệu chứng tương tự như RSV - điều này giúp bạn dễ dàng loại bỏ triệu chứng dễ nhầm lẫn hơn. Tất cả trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vaccine cúm hàng năm, phế cầu và vaccine Covid-19 theo khuyến cáo.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn