Sa mạc khô cằn nhất thế giới bung nở hoa nhờ El Nino

20:34 | 24/10/2024;
Đó là sa mạc Atacama ở phía Bắc Chile, rộng gần 105.000 km2, chạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, nằm trên độ cao khoảng 3.200m so với mực nước biển.

Nơi đây từng được Sách Kỷ lục Thế giới Guinness ghi danh là "nơi khô cằn nhất hành tinh". Những dải cát cằn cỗi đột nhiên nở muôn vàn bông hoa màu sắc sặc sỡ khiến du khách đổ về đây chiêm ngưỡng, chụp hình.

Khoảng 40 năm trở lại đây, sa mạc Atacama nói chung rất khô cằn, lượng mưa chỉ dừng ở mức 25mm/năm. Ngoài khô cằn, nó còn là nơi hiếm dưỡng khí oxy khiến cây cối khó phát triển, xác động vật cũng khó bị phân hủy. 

Đổi lại, Atacama được ví là "ngân hàng" hạt giống của hành tinh, chứa gần 1.900 loài thực vật có hoa, trong đó có 32% là thực vật đặc hữu của Nam Mỹ và 58% là thực vật đặc hữu Chile.

Hầu hết thực vật ở Atacama thuộc dạng cây một năm, thân thảo, có hoa, tức là thực vật sinh sôi nảy nở bằng hạt nếu có mưa về.

Đợt bùng nổ siêu hoa ở Atacama là vào năm 2017, khi bất ngờ nhận được lượng mưa 50mm. Năm 2021, Atacama tiếp tục bùng nổ siêu hoa ở một số khu vực, dù chỉ đạt lượng mưa có 10mm. 

Theo Maria Fernanda Perez, Phó Giáo sư sinh thái học tại Đại học Công giáo Giáo hoàng Chile, vấn đề chính là các loài thụ phấn không đến nhanh bằng tốc độ cây phản ứng với mưa. 

Lần đầu tiên sau một thập kỷ, các loài thực vật ở sa mạc Atacama bắt đầu nở hoa vào giữa mùa đông, bao phủ một phần sa mạc khô cằn nhất hành tinh với sắc trắng và tím. 

Sự nở hoa hiếm hoi này là kết quả của mưa ở miền Bắc Chile trong mùa thu ở Nam bán cầu do biến đổi khí hậu gây ra. Sa mạc nở hoa sẽ chỉ còn lại các loài thực vật củ, làm giảm đáng kể tính đa dạng hoặc tạo chỗ cho các loài xâm lấn phát triển.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn