Người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt khi thời tiết giao mùa hè thu. Hiểu rõ và nhận thức đúng đắn cách phòng ngừa bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi một cách hiệu quả.
Thực tế, bất cứ thời điểm nào trong năm người cao tuổi cũng không nên quên thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe. Do đời sống cải thiện, kinh tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng tốt hơn, điều này góp phần làm tăng tuổi thọ ở người cao tuổi tại Việt Nam.
Tuy nhiên, người cao tuổi vẫn phải đối diện với gánh nặng bệnh tật kép. Ngoài ra, người cao tuổi còn thường gặp phải tình trạng mắc một lúc rất nhiều bệnh chồng chéo lên nhau. Điều này gây ra những khó khăn trong quá trình điều trị và phòng tránh bệnh đối với người cao tuổi.
Trong khi đó người cao tuổi thường mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa và các bệnh không lây nhiễm như: đột quỵ, tim mạch hoặc huyết áp hay đái tháo đường, các bệnh liên quan đến phổi.
Ngoài ra, người bệnh cao tuổi còn bị mắc bệnh đan xen đa bệnh lý, điều này khiến sức khỏe người cao tuổi bị suy giảm nên việc điều trị cũng như quá trình dự phòng gặp nhiều khó khăn. Chưa hết, một số suy nghĩ tiêu cực của người cao tuổi, lo lắng việc bản thân trở thành gánh nặng cho con cái, cho cháu khiến tâm lý người cao tuổi không thoải mái cũng là áp lực và gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh đối với người cao tuổi.
Sai lầm quan trọng người cao tuổi thường mắc thời điểm giao mùa hay bình thường là chủ quan, không sử dụng thuốc thường xuyên theo dùng chỉ định hoặc có thể tự ý mua thuốc theo đơn thuốc cũ mà không chịu tới cơ sở y tế để thăm khám lại bệnh.
Thói quen chủ quan đối với sức khỏe của người cao tuổi đặc biệt nguy hiểm do các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi đã bị lão hóa, chức năng đào thải độc tố cũng đã bị suy giảm. Điều này khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh như mỡ máu cao, tiểu đường hay tim mạch,...
Vì vậy, người cao tuổi dù ở mùa nào cũng cần chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên đặc biệt thời điểm giao mùa hè thu khi các bệnh như rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa hay tim mạch, hô hấp ở người cao tuổi tăng cao.
Đa số người cao tuổi thường có xu hướng ngại vận động hơn so với người trẻ đặc biệt thời tiết thay đổi khi giao mùa hè thu nắng mưa thất thường. Do người cao tuổi thường ngại và lo lắng bị té ngã, các vết thương ở người cao tuổi lâu lành hơn.
Tuy nhiên, việc ít vận động của người cao tuổi lại gây ra tình trạng ngưng trệ của cơ thể và khiến cơ thể bị thoái hóa. Vì vậy người cao tuổi cần hoạt động thường xuyên hơn, việc luyện tập thể dục thể thao ở người cao tuổi cũng khiến các khớp xương được co duỗi một cách linh hoạt.
Quá trình tập thể dục ở người cao tuổi khiến người cao tuổi được hỗ trợ huyết áp, sức khỏe tim phổi và cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Để phòng tránh chấn thương người cao tuổi có thể lựa chọn một số biện pháp tăng cường sức khỏe và cải thiện sức khỏe nhẹ nhàng như: đi bộ đều đặn, chạy chậm, đạp xe,... những bài tập thể dục và thói quen vận động đều đặn sẽ giúp người cao tuổi ăn ngon, ngủ ngon giấc và có tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn vào ngày hôm sau.
Ngoài ra, sai lầm khi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là ít vận động, việc ít vận động còn khiến người cao tuổi gặp nhiều nguy cơ mắc các bệnh như: táo bón, phồng tĩnh mạch vùng hậu môn khiến người cao tuổi bị bệnh trĩ.
Để tình trạng bệnh không xảy ra đặc biệt thời điểm giao mùa hè thu người cao tuổi ít vận động hơn cần lựa chọn ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều chất xơ nhằm kích thích nhu động ruột, lưu ý không nên ăn quá no, không ăn nhiều dầu mỡ và nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Khuyến khích người cao tuổi tập luyện thể dục thường xuyên bằng các bài tập đơn giản. Thời tiết giao mùa nếu lo lắng cơ thể không kịp thích nghi với thay đổi của thời tiết người cao tuổi có thể lựa chọn biện pháp tập luyện nhẹ nhàng trong nhà như yoga, thiền,...
Thông thường mọi người cho rằng sức khỏe chăm sóc chỉ cần bổ sung dinh dưỡng, tăng cường thể chất bằng các hoạt động thể thao mà quên việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Đặc biệt đối với người cao tuổi thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần càng quan trọng. Để người cao tuổi cảm thấy ăn ngon miệng có thể chia bữa ăn ra nhiều bữa nhỏ để tạo cảm giác thoải mái. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng.
Tập luyện thể dục thể thao để người cao tuổi có giấc ngủ ngon. Điều này sẽ khiến tinh thần người cao tuổi mỗi ngày tốt hơn.
Sức khỏe tinh thần là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Người cao tuổi cần nhận được yêu thương và quan tâm của con cháu, người thân bên cạnh. Do đó nên tạo cảm giác thoải mái cho người cao tuổi như nắm tay, ôm,... những hoạt động thân thiết, gần gũi, ân cần khi chăm sóc người cao tuổi khiến người cao tuổi cảm thấy được yêu thương, chăm sóc.
Đối với người cao tuổi, công tác dự phòng bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy gia đình nên khuyên người cao tuổi thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn