Nhiều khi chúng ta sử dụng đồ gia dụng theo thói quen mà không đọc hướng dẫn hoặc thậm chí đọc không hiểu dẫn đến việc sử dụng một cách tùy tiện nên rất nguy hiểm. Cùng tìm hiểu một số sai lầm khi dùng đồ gia dụng để có thể sử dụng bền hơn, giảm nguy hiểm cho chính mình.
Dùng máy giặt xong thì sẽ đóng cửa lồng máy giặt lại là thói quen của chúng ta. Tuy nhiên việc đóng cửa lồng máy giặt sẽ làm tăng độ ẩm do nước trong máy giặt lâu khô hơn.
Đây là môi trường dễ sản sinh ra vi khuẩn và nấm mốc nên mở cửa lồng máy giặt một chút khi không sử dụng sẽ tốt hơn nhiều.
Nhiều người cho rằng mở cửa sổ với nguồn điện xoay chiều khi điều hòa đang bật sẽ khiến cho phòng mát nhanh hơn. Tuy nhiên điều này lại khiến cho AC của điều hòa dễ bị hỏng khi phải xử lý nhiều luồng khí nóng do đó làm chậm quá trình làm mát của điều hòa.
Vệ sinh và thay bộ lọc thường xuyên cũng giúp cho AC của điều hòa nhà bạn hoạt động tốt hơn và giảm lượng bụi trong không khí đấy.
Việc thường xuyên sử dụng nước máy khi dùng bàn là sẽ khiến cho bàn là của bạn xuất hiện cặn thế nên bạn nên dùng nước lọc. Nước lọc chứa ít muối hơn so với nước máy nên sẽ ít gây hại cho mặt sắt của bàn là hơn.
Sau khi là xong, việc để nước lưu trên mặt bàn là sẽ khiến cho bàn là bị ăn mòn và có thể khiến quần áo bạn bị bẩn khi sử dụng bàn là. Hơn nữa nếu bị rò rỉ nước dính vào dây dẫn thì bàn là có thể bị đoản mạch.
Hãy làm sạch bàn là một cách thường xuyên, có thể dùng baking soda hòa tan trong nước cực kỳ hữu dụng.
Cho dù chỉ cần một lượng nước nhỏ thì bạn cũng nên đổ một lượng nước đủ để làm chìm toàn bộ bộ phận làm nóng của ấm đun nước, nếu không sẽ rất dễ gây ra sự cố.
Không nên để ấm nước ở gần nơi có nhiệt độ cao vì nó có thể làm biến dạng ấm nước của bạn đấy.
Thêm vào đó bạn nên đổ hết nước ra khỏi ấm khi đã dùng xong chứ đừng để nước trong ấm qua đêm vì điều đó sẽ làm ấm xuất hiện cặn dưới đáy.
Khi dùng máy xay để xay đá hay các loại thực phẩm đông lạnh thì bạn nên cho thêm một ít nước vào nếu không động cơ máy xay của bạn sẽ rất dễ bị hỏng.
Hơn nữa hãy hạn chế cho thực phẩm quá nóng vào máy xay. Nếu không bề mặt nhựa trên máy xay của bạn sẽ rất dễ bị nứt. Nếu quá cần thiết thì bạn có thể dùng một chiếc khăn mát trùm lên máy và sử dụng máy ở công suất thấp.
Nhiều người có thói quen sử dụng máy tính bàn hay laptop luôn cắm điện, cắm sạc ngay cả khi không sử dụng đến chúng. Việc cắm điện sạc liên tục như vậy đã khiến máy tính và laptop sẽ tiêu hao điện khá khủng, tính trung bình trong thời gian chờ, laptop vẫn ngốn đến 96W điện mỗi ngày.
So với ở chế độ chờ thì laptop cũng sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 chi phí điện so với bình thường, vậy nên hãy rút phích cắm khỏi nguồn điện, chỉ cắm sạc khi máy thật sự hết pin.
Mặc dù đã thực hiện tắt tivi mà không sử dụng đến chúng suốt cả ngày, nhưng dù đã tắt nhưng không ngắt nguồn điện tivi thì tivi vẫn ngốn 24W mỗi ngày. Điều nữa là khi không ngắt nguồn điện của tivi, nhiều chi tiết bộ phận trong tivi vẫn phải hoạt động, gây hao mòn và khiến tivi nhanh hỏng hơn.
Bạn cứ nghĩ rơ le nhiệt trong bình nóng lạnh sẽ có chế độ tự động ngắt, bật khi nước đủ nóng hay nhiệt độ nước trong bình xuống thấp. Cho nên bạn cứ vô tư cắm điện cho bình suốt 24/24, nhưng bạn đã tạo điều kiện cho bình nhanh hỏng vì phải hoạt động nhiều dễ quá tải gây cháy nổ.
Hành động này cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bình nóng lạnh bị rò rỉ điện. Lời khuyên của các chuyên gia là chỉ nên bật bình nóng lạnh trong vòng 10- 20 phút và phải tắt nguồn điện trước khi sử dụng.
Đây là thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng cho nên bạn cần phải đặt biệt chú ý. Luôn đóng kín cửa lò để tránh thất thoát vi sóng ra ngoài, làm giảm hiệu quả của lò và tốn rất nhiều điện. Không nên để lò vi sóng hoạt động khi trong phòng có máy lạnh hoặc các đồ điện khác. Vật dụng đựng thực phẩm khi để trong lò nên là thủy tinh, đồ sứ hoặc gốm, hạn chế dùng đồ kim loại vì chúng hút nhiệt, làm thực phẩm lâu chín, có thể làm cháy nổ lò.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn