Sẹo giác mạc là căn bệnh tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng con người nhưng lại gây ra những ảnh hưởng lâu dài về mắt.
Giác mạc là bộ phận có khả năng bảo vệ mắt khỏi những tác nhân, dị vật. Nếu chỉ là những vết trầy xước nhỏ thì giác mạc có thể tự phục hồi tuy nhiên nếu ảnh hưởng sâu sẽ gây tổn thương dẫn đến tình trạng sẹo giác mạc.
Sẹo giác mạc xuất hiện khi mắt tổn thương để lại hậu quả là sẹo, thị lực giảm và bong giác mạc, nặng hơn là mù vĩnh viễn. Trong đó, một trong những yếu tố cao nhất khiến gây mù là do giác mạc xảy ra nhiều vấn đề.
Mức độ tác động đến thị lực sẽ phụ thuộc vào tình trạng giác mạc, diện tích sẹo càng rộng, dày thì ảnh hưởng càng nặng hơn. Nếu khi đã bị sẹo giác mạc thì khả năng hồi phục còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh bị màng bồ đào thì khả năng hồi phục không cao.
Đọc thêm:
Loạn sắc tố mống mắt (Heterochromia Iridium): Thông tin từ A đến Z mà người bệnh cần biết
Nguyên nhân gây mỏi mắt thường xuyên là do đâu?
Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy nếu bạn có nguy cơ bị sẹo giác mạc:
- Thị lực mờ, không nhìn rõ mọi vật xung quanh hoặc nặng hơn là mất thị lực
- Có cảm giác nổi cộm ở mắt hoặc đau nhức.
- Nhạy cảm với ánh sáng, mắt đỏ, nước mắt chảy liên tục không lý do
- Giác mạc mờ, đục, không trong suốt
- Khi có những tình trạng trên, bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra tình trạng giác mạc chính xác.
Giác mạc bị các dị vật bay vào bên trong dẫn tới trầy xước. Những lý do phổ biến dẫn đến giác mạc tổn thương có thể là:
- Kích ứng hóa chất
- Mắt bị dị vật bay vào như bụi, cát..
- Bị ảnh hưởng từ các phóng xạ chiếu vào mắt như tia lửa hàn, mặt trời, đèn mặt trời
- Đeo kính áp tròng sai cách dẫn đến giác mạc tổn thương
Nếu nhẹ chỉ mất 2-3 ngày nhưng trong trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ mất nhiều thời gian, đồng thời có thể gây ra các vấn đề về thị lực.
Tuy viêm giác mạc ít khi xảy ra nhưng vẫn có nhiều tình trạng phổ biến là:
Đau mắt đỏ: Những tác nhân rơi vào mắt như virus, vi khuẩn, bụi hay mắt kích ứng đều có thể dẫn đến tình trạng viêm giác mạc. Tuy nhiên tình trạng này thường ở thể nhẹ, đau mắt đỏ còn nếu nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng giác mạc.
- Herpes zoster (bệnh zona): Tình trạng này là do một loại virus cùng bệnh thủy đậu gây ra. Một số biểu hiện phổ biến là phồng rộp, phát ban, nhiễm trùng tái phát và xuất hiện ở đầu, mặt, cổ và ảnh hưởng tới giác mạc.
- Herpes mắt: Cùng loại virus gây herpes ở miệng và bộ phận sinh dục, virus herpes mắt xuất hiện trên mí và bề mặt của mắt, gây ra các vấn đề về giác mạc.
Tuy xảy ra không nhiều nhưng loạn dưỡng giác mạc cũng là nguyên nhân góp phần gây sẹo giác mạc. Bệnh này có hơn 20 dạng khác nhau và nguyên nhân phổ biến do di truyền. Nếu từ ông bà, cha mẹ bạn có người mắc loạn dưỡng giác mạc thì khả năng cao bạn có thể bị sẹo giác mạc. Bệnh thường tác động xấu đến cả hai mắt và khiến thị lực giảm, nặng hơn là mù lòa. Loạn dưỡng giác mạc thường không có dấu hiệu vì thế bạn nên khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh.
Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác gồm: Hội chứng nội mô giác mạc-mống mắt, mộng thịt, hội chứng Stevens-Johnson.
Do nguyên nhân gây ra cũng đa dạng vì thế hướng điều trị cũng dựa theo tình trạng bệnh nhân. Nếu sẹo chỉ ở trên bề mặt thì chỉ cần áp dụng phương pháp laser còn sâu hơn thường bắt buộc ghép giác mạc.
Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Phẫu thuật ghép giác mạc: khi giác mạc cũ không chữa được thì bắt buộc phải ghép bằng mô hiến tặng
- Phẫu thuật bằng laser: sử dụng trong trường hợp sẹo trên bề mặt giác mạc.
- Giác mạc nhân tạo: cũng tương tự như ghép giác mạc nhưng bên cạnh mô hiến tặng, bác sĩ sử dụng cả vật liệu tổng hợp.
- Các phương pháp phẫu thuật đều được đánh giá là có tỉ lệ thành công tương đối cao tuy nhiên đối với các ca ghép giác mạc thì khả năng thị lực phục hồi tốt hay còn không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tuy có nguyên nhân là do di truyền nhưng bạn có thể tự bảo vệ bản thân không bị sẹo giác mạc bằng những cách dưới đây:
- Đeo kính phòng hộ: Khi đi ra ngoài đường bạn nên đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi những tác nhân như dị vật. Còn nếu thường xuyên phải tiếp xúc với những công việc liên quan tới xử lý hóa chất, điện, gỗ… thì bắt buộc phải sử dụng kính phòng hộ để bảo đảm an toàn cho mắt.
- Sử dụng kính áp tròng đúng cách: Nếu biết cách sử dụng đúng cách thì việc đeo kính áp tròng hàng ngày hoàn toàn có thể. Bạn cần tuân thủ cách hướng dẫn đeo cũng như cách vệ sinh, sử dụng, khử trùng và cất giữ. Bên cạnh đó, nếu kính áp tròng hết hạn bạn cũng tuyệt đối không nên tái sử dụng.
- Đi khám mắt thường xuyên. Nhiều bệnh tiềm ẩn nhưng khó có thể phát hiện do triệu chứng không rõ ràng. Vì thế bạn nên định kỳ đi kiểm tra mắt để phát hiện các tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, nếu mắt thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì bạn không nên tự điều trị mà nên tới khám bác sĩ để có hướng điều trị đúng cách.
Trên đây là những thông tin xung quanh căn bệnh sẹo giác mạc. Mọi dấu hiệu nhỏ nhất đều có thể dẫn tới biến chứng ảnh hưởng đến thị lực do đó bạn nên để ý cũng như không tự ý điều trị tại nhà.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn