Sếp hỏi "Kim rơi xuống biển, làm sao để mò lên?", nữ ứng viên trả lời thuyết phục

15:20 | 01/03/2023;
Không đưa ra cách để "mò kim đáy biển" nhưng câu trả lời của nữ ứng viên đã thành công thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Phỏng vấn xin việc là thử thách mà hầu hết mọi người phải trải qua khi muốn gia nhập một công ty nào đó. Đó là một cuộc cạnh tranh tự tiếp giữa các ứng viên để thể hiện năng lực vượt trội của bản thân. Qua buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ phần nào đánh giá được năng lực, tư duy và sự phù hợp của ứng viên với công ty. Vì thế, không hiếm các cuộc phỏng vấn diễn ra một cách kỳ lạ, oái oăm, vượt xa sự chuẩn bị thông thường.

photo-1

Tiểu Hoa mới trải qua một cuộc phỏng vấn kỳ lạ như vậy. Cô ứng tuyển vào một công ty lớn. Sau khi qua 3-4 vòng tuyển chọn, cuối cùng cũng tới vòng phỏng vấn, loại trực tiếp với 2 ứng viên khác. Mọi người đều xuất sắc nhưng vị trí việc làm chỉ có 1. Vì thế, câu hỏi cho vòng phỏng vấn này cũng không dễ trả lời: "Một cây kim rơi xuống biển, bạn phải làm gì?".

Đây là một câu hỏi không liên quan đến chuyên môn làm việc mà nhắm đánh giá khả năng phản ứng nhanh và EQ của các ứng viên. Vì thế, câu trả lời chắc chắn không theo logic thông thường. Tiểu Hoa và các ứng viên khác đều khác lúng túng. Nhưng vì mục tiêu công việc, họ đều nghiêm túc suy nghĩ.

Một ứng viên nôn nóng thể hiện bản thân liền xung phong trả lời trước: "Bản thân tôi rất cẩn thận, nên tuyệt đối sẽ không để cây kim rơi xuống biển. Vì thế, câu hỏi này không có giá trị với tôi. Một cây kim nhỏ bé cũng không thực sự quan trọng, tôi sẽ bỏ qua chuyện này, để thời gian cho những việc quan trọng hơn".

Nhà tuyển dụng gật đầu không bình luận gì, nhìn ứng viên tiếp theo chờ đợi câu trả lời.

Người thứ 2 nhanh nhảu: "Cây kim bằng thép, rơi xuống biển thì có thể nhanh chóng thả 1 khối nam châm xuống để hút cây kim lên. Nếu nhanh tay, chắc chắn sẽ thành công "mò kim đáy biển".

Sếp hỏi "kim rơi xuống biển, làm sao để mò lên", cô gái trả lời thuyết phục trúng tuyển ngay - Ảnh 2.

Nhà tuyển dụng nghe xong liền hỏi lại: "Vậy nếu như trong lúc bạn vội vàng, nam châm cũng rơi mất thì sao?". Ứng viên này nghe xong liền nghẹn lời, dường như quá hồi hộp, anh này nói thêm: "Tôi hy vọng bản thân chính là cây kim mà quý công ty không muốn bị rơi mất đó. Tôi rất mong được quý công ty cho cơ hội thử sức".

Phản ứng yếu đuối này của ứng viên khiến cho ban tuyển dụng lắc đầu. Dường như, ứng viên này đã không thể vượt qua vòng kiểm tra EQ. Ứng viên thứ 3, cũng chính là Tiểu Lệ lúc này mới trả lời:

"Không phải chiếc kim nào cũng giống nhau. Vì tôi đã mang theo kim ra tới biển, nghĩa là nó có ích với tôi. Nhưng nếu không may kim rơi xuống biển, khả năng lấy lại rất thấp. So với việc tốn công sức mua dây thừng, nam châm, tôi chọn cách đơn giản là mua 1 cây kim khác. Vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả hơn", Tiểu Hoa bình tĩnh trả lời.

Nhà tuyền dụng khi nghe câu trả lời của Tiểu Hoa cảm thấy rấy hài lòng. "Cách giải quyết của mọi người đều rất hay. Tình huống đưa ra là để xem cách phản ứng của mọi người trước các tình huống bất ngờ. Xem ra, câu trả lời của Tiểu Hoa khiến tôi hài lòng nhất. Xin chúc mừng bạn là người trúng tuyển", nhà tuyển dụng tuyên bố.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không ít lần gặp phải những tình huống hóc búa như buổi phỏng vấn trên. Nhưng không phải tình huống nào cũng có thể đưa ra câu trả lời đúng với mong muốn của số đông. Hãy vận dung tư duy và kỹ năng của bạn để tìm phương án trả lời hợp lý và hiệu quả nhất, tăng cơ hội ghi điểm cho bản thân.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn