Thử nghiệm lâm sàng tế bào T Covid-19 đầu tiên của Singapore đã sẵn sàng để lựa chọn những bệnh nhân đầu tiên. Được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK (KKH), thử nghiệm trên người về một phương pháp điều trị coronavirus tiềm năng đã nhận được sự chấp thuận của Cơ quan Khoa học Y tế Singapore vào tháng 7/2020.
Thử nghiệm đang nhắm đến những bệnh nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng cũng như những người có nguy cơ phát bệnh nặng. Có 5 bệnh viện có thể được điều trị bằng phương pháp tế bào T này.
Bệnh nhân có diễn biến Covid-19 ở mức nghiêm trọng được phát hiện có lượng tế bào T thấp – đây là một loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Chỉ những bệnh nhân đã khỏi bệnh do vi-rút corona mới có tế bào T đặc hiệu của Covid-19. Được gọi là tế bào nhớ T Covid-19, chúng sẵn sàng nhân lên để phản ứng lại sự tái nhiễm của Sars-CoV-2, loại virus gây ra Covid-19. Phản ứng miễn dịch trong quá trình tái nhiễm sẽ nhanh hơn và mạnh hơn.
Đối với nghiên cứu này, các tế bào T Covid-19 cụ thể được thu hoạch từ máu của 6 bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục hiến tặng. Khoảng 350ml đến 450ml máu đã được thu thập từ đợt đầu tiên của những người hiến tặng vào tháng 4/2020. Tế bào T thu hoạch từ máu này hiện đang được lưu trữ trong ngân hàng tế bào đủ để điều trị cho 40 bệnh nhân.
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng sẽ được điều trị bằng tế bào T qua đường tĩnh mạch. Những bệnh nhân bị nhiễm có nguy cơ phát triển bệnh nặng - chẳng hạn như những người trên 65 tuổi, hoặc những người béo phì - sẽ được điều trị trước.
Hai mục tiêu chính của thử nghiệm là chứng minh rằng các tế bào T an toàn để sử dụng và rằng phương pháp điều trị này có hiệu quả. Ví dụ, để đo lường hiệu quả của thử nghiệm này, phản ứng lâm sàng về thời gian phục hồi sau nhiễm Covid-19 sẽ được đo.
Bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi từ 6 tháng đến 1 năm để theo dõi các tác dụng phụ và đảm bảo rằng thử nghiệm an toàn. Đạt được khả năng miễn dịch đối với virus Sars-Cov-2 là điều mà các nhà khoa học trên toàn cầu đang hướng tới. Trong quá trình điều trị được thử nghiệm, người hiến tặng và người nhận sẽ phải được đối sánh đầu tiên thông qua phân loại mô trước khi các tế bào T Covid-19 được tiêm vào.
Tiến sĩ Michaela Seng, chuyên gia tư vấn về ung thư huyết học tại KKH và là đồng tác giả của nghiên cứu này, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng bất kể chủng tộc và sắc tộc, bệnh nhân ở đây sẽ có hơn 90% cơ hội phù hợp với ít nhất một trong 40 đơn vị của các tế bào T Covid-19". Các kế hoạch quốc tế hóa thử nghiệm cũng đang được tiến hành. Các CTV của KKH ở châu Âu đang trong quá trình xin phê duyệt theo quy định.
Tại Singapore hiện có 5 bệnh viện có thể được điều trị tế bào T này. Bệnh nhân phải đồng ý trước khi được điều trị. Các bệnh viện gồm KKH - cơ sở dẫn đầu, Bệnh viện Đa khoa Singapore, Bệnh viện Đa khoa Sengkang, Bệnh viện Đa khoa Changi và Bệnh viện Đại học Quốc gia.
KKH cho biết đây là thử nghiệm đầu tiên trên thế giới, vì các nhóm quốc tế khác đang nghiên cứu tế bào T không đặc hiệu với virus Covid-19.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn