Nỗi đau ly tán
Bức ảnh chị Hamida Ahmed, người Rohingya, ôm xác đứa con sơ sinh mới 5 tuần tuổi, của nhiếp ảnh gia thuộc hãng tin Reuters Mohammad Ponir Hossain đang gây chấn động thế giới về cuộc khủng hoảng tị nạn ở Myanmar.
Chị Hamida cùng chồng Nasir Ahmed và 2 đứa con trai nhỏ nằm trong số nhiều người tị nạn trên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ vượt qua vịnh Bengal tới làng Shah Porir Dwip (Bangladesh). Khi gần đến bờ, chiếc thuyền bị lật và nhiều người đã bị chết đuối.
Chị Hamida vừa khóc vừa ôm lấy thân hình nhỏ bé của con trai đã chết. Sự đau khổ cũng hằn trên gương mặt anh Nasir Ahmed khi anh bế con ra khỏi đám đông. Đứa con còn lại của 2 người may mắn sống sót sau tại nạn.Gia đình chị Hamida nằm trong số hàng trăm nghìn người Rohingya mạo hiểm dấn thân vào hành trình nguy hiểm trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ để vượt biển đến miền Nam Bangladesh. "Họ tuyệt vọng đến mức đánh cược mạng sống để thoát khỏi Myanmar", phóng viên ảnh Ponir nói.
Theo ước tính mới nhất, khoảng 391.000 người tị nạn Rohingya đã đi qua Bangladesh vì bạo lực bùng nổ cách đây 3 tuần, trở thành một trong những cuộc khủng hoảng người tị nạn đang phát triển nhanh nhất trong những năm gần đây. Trong khi đa số trẻ em đang đi cùng gia đình của chúng, có hơn 1.100 trẻ em không có người lớn đi cùng.
Khó giải quyết “thảm họa nhân đạo”
Liên hợp quốc kêu gọi giúp đỡ gần 400.000 người Hồi giáo Myanmar bỏ chạy sang Bangladesh và lo lắng rằng con số này có thể tiếp tục tăng lên. Giao tranh giữa quân đội Myanmar và các phần tử nổi dậy bùng phát tại bang Rakhine hôm 24/8 khi các tay súng tấn công 24 đồn cảnh sát và đột nhập 1 căn cứ quân sự tại bang Rakhine.
Tuy nhiên, trong những năm 1980, họ lại bị tước quyền công dân. Chính phủ lập luận rằng họ là người nhập cư từ Bangladesh. Hiện có hơn 1 triệu người Rohingya sống ở Myanmar không được hưởng các quyền cơ bản tập trung ở miền Tây bang Rakhine.
Đến nay, các cuộc đụng độ tiếp theo và một cuộc phản công quân sự đã giết chết ít nhất 400 người và gây ra làn sóng di tản khi dân làng chạy sang Bangladesh. Người Rohingya được coi là một trong những sắc dân bị khủng bố nhiều nhất trên thế giới.
Họ đã sống ở Myanmar trong nhiều thế kỷ và được nước này công nhận sau khi nước này giành được độc lập từ tay người Anh năm 1948.Tuy nhiên, trong những năm 1980, họ lại bị tước quyền công dân. Chính phủ lập luận rằng họ là người nhập cư từ Bangladesh. Hiện có hơn 1 triệu người Rohingya sống ở Myanmar không được hưởng các quyền cơ bản tập trung ở miền Tây bang Rakhine.
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Zeid Ra'ad Al Hussein mô tả các hoạt động của lực lượng vũ trang Myanmar là “thanh tẩy sắc tộc”. Nhiều người đoạt giải Nobel Hòa bình nhiều năm qua cũng đã đồng ký tên trên một lá thư gửi cho Hội đồng Bảo an yêu cầu LHQ chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo người Rohingya ở Myanmar.
Lá thư nêu bật tình cảnh khốn khổ của người Rohingya hiện nay: Ly tán, nhà cửa bị đốt cháy, phụ nữ bị hãm hiếp, nhiều thường dân bị bắt giữ, trẻ em bị giết chết... Cô Malala Yousafzai, chủ nhân giải Nobel Hòa bình ở tuổi 17, cũng khẳng định “thế giới đang chờ đợi” Myanmar hành động để chấm dứt bạo lực ở Rakhine.
Lá thư nêu bật tình cảnh khốn khổ của người Rohingya hiện nay: Ly tán, nhà cửa bị đốt cháy, phụ nữ bị hãm hiếp, nhiều thường dân bị bắt giữ, trẻ em bị giết chết... Cô Malala Yousafzai, chủ nhân giải Nobel Hòa bình ở tuổi 17, cũng khẳng định “thế giới đang chờ đợi” Myanmar hành động để chấm dứt bạo lực ở Rakhine.
Các trại tị nạn và khu định cư tạm thời ở Bangladesh gần biên giới với Myanmar đã đón nhận ít nhất 300.000 người Rohingya trước đợt bùng phát bạo lực mới nhất này và hiện đã quá tải. Điều đó khiến cho khoảng 100.000 người Myanmar mới đến Bangladesh không có nơi trú ẩn, trong đó có nhiều người ốm đau, kiệt sức và tuyệt vọng vì thiếu nơi ở, thức ăn và nước uống.
Các cơ quan cứu trợ cho hay, họ đang trong tình trạng thiếu thốn thực phẩm, nơi tạm trú, trợ giúp y tế và các nguồn cứu trợ hiện cũng không đủ. Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina cam kết trợ giúp người Rohingya, bao gồm việc xây thêm trung tâm cho người tị nạn nhưng bà cũng yêu cầu Myanmar sớm đưa người dân của mình quay trở về.
Indonesia bắt đầu vận chuyển hàng tấn gạo, thực phẩm ăn liền và lều cho người tị nạn ở Bangladesh hay ở các trại gần biên giới nước này. Còn Canada viện trợ Bangladesh 2,55 triệu USD để chăm sóc cho phụ nữ, trẻ em Rohingya tị nạn.
Các cơ quan cứu trợ cho hay, họ đang trong tình trạng thiếu thốn thực phẩm, nơi tạm trú, trợ giúp y tế và các nguồn cứu trợ hiện cũng không đủ. Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina cam kết trợ giúp người Rohingya, bao gồm việc xây thêm trung tâm cho người tị nạn nhưng bà cũng yêu cầu Myanmar sớm đưa người dân của mình quay trở về.
Indonesia bắt đầu vận chuyển hàng tấn gạo, thực phẩm ăn liền và lều cho người tị nạn ở Bangladesh hay ở các trại gần biên giới nước này. Còn Canada viện trợ Bangladesh 2,55 triệu USD để chăm sóc cho phụ nữ, trẻ em Rohingya tị nạn.