Việc làm ân nghĩa này của các cấp Hội huyện Mộc Châu (Sơn La) đã tiếp sức cho học sinh ở các xã nghèo đến trường.
Bữa cơm của các học sinh trường PTDT nội trú Mộc Châu diễn ra thật ấm cúng. Mâm cơm có thịt cùng các món rau rất phong phú. Em Giàng A Páo, ở xã Chiềng Khừa, nói về bữa ăn ở trường: “Các bác ở đây nấu ăn rất ngon. Ở nhà cháu cũng không được ăn đầy đủ như ở trường”.
Trước bữa ăn, học sinh nơi đây còn có một “nhiệm vụ” nữa là ra vườn rau của nhà trường dọn cỏ, hái rau mang vào cho nhà bếp. Buổi sinh hoạt ngoại khóa đầy nhân văn này đã tồn tại từ 2 năm nay. Theo lãnh đạo nhà trường, khi các em tự tay chăm sóc vườn rau và được thưởng thức thành quả lao động của mình, các em cảm thấy thích thú. Nhà trường cảm ơn Hội LHPN huyện Mộc Châu đã nỗ lực và xây dựng vườn rau đầy ý nghĩa này.
Vườn rau rộng mấy trăm m2 của nhà trường được làm rất công phu. Xung quanh có rào, dậu cẩn thận. Từng luống rau được chia đều như ô bàn cờ. Trong vườn có nhiều loại rau khác nhau như rau cải, rau dền, su su, su hào... Cứ đầu vụ là Hội LHPN huyện mang giống rau đến cho nhà trường. Các cán bộ Hội cũng trực tiếp tham gia cuốc đất, hướng dẫn học sinh trồng rau. Những ngày đầu triển khai, các em học sinh còn bỡ ngỡ, giờ đây nhiều em học sinh đã học được kĩ thuật trồng rau sạch.
Trước bữa ăn, học sinh nơi đây còn có một “nhiệm vụ” nữa là ra vườn rau của nhà trường dọn cỏ, hái rau mang vào cho nhà bếp. Buổi sinh hoạt ngoại khóa đầy nhân văn này đã tồn tại từ 2 năm nay. Theo lãnh đạo nhà trường, khi các em tự tay chăm sóc vườn rau và được thưởng thức thành quả lao động của mình, các em cảm thấy thích thú. Nhà trường cảm ơn Hội LHPN huyện Mộc Châu đã nỗ lực và xây dựng vườn rau đầy ý nghĩa này.
Chị Lường Thị Khắt (bản Nà Pó, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) chăm sóc “vườn rau ân tình”
Hội viên phụ nữ thường gọi vườn rau sạch ở các trường là “vườn rau ân tình”. Đến giờ đã có trên 20 điểm trường học của huyện Mộc Châu có vườn rau sạch do Hội phụ nữ địa phương xây dựng. Chị Đỗ Thị Chúc, Chủ tịch Hội LHPN huyện Mộc Châu, cho biết: Các xã trong huyện đều rất nghèo. Để gây dựng phong trào Hội phát triển, Hội cần tìm ra nhiều cách làm để hỗ trợ, tập hợp, thu hút hội viên mà hội viên không phải đóng kinh phí. Vườn rau cho trường học đã khơi dậy được khả năng đóng góp tối đa của hội viên.