Sống trong môi trường ô nhiễm triền miên, cần làm gì để thanh lọc phổi và phòng chống ung thư?

11:24 | 13/12/2019;
Hôm nay (13/12), Hà Nội chính thức trở thành thủ đô ô nhiễm nhất thế giới với AQI = 333, vượt qua Dhaka - Bangladesh và Sarajevo, Bosnia Herzegovina theo bảng xếp hạng của Air Visual. Như vậy, trong nhiều tháng nay, người dân thủ đô phải sống trong tình trạng ô nhiễm không khí triền miên, hiểm họa sức khỏe là rất lớn.

Ô nhiễm không khí đã diễn ra trong nhiều tháng nay tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận phía Bắc. Thay đổi nền nhiệt kết hợp mật độ giao thông và các công trình xây dựng khiến không khí thường xuyên bị ô nhiễm.

Sống trong môi trường ô nhiễm, con người có thể gặp phải một loạt các hiểm họa về sức khỏe, nhất là những đối tượng nhạy cảm như trẻ em và người già. Một số vấn đề sức khỏe có thể gặp phải như hen suyễn, viêm phổi, phổi tắc nghẽn, lâu dần có thể gây ung thư nếu trong không khí có những thành phần nguy hại như hiện nay.

Cách nhận biết phổi của bạn đang gặp vấn đề do môi trường:

- Thở nông, thở ngắn

- Khó thở

- Thở khò khè, ho nhiều

- Đau tức ngực

- Dễ bị viêm họng, rỉ mũi có màu tối

Như vậy, việc sống trong môi trường ô nhiễm đe dọa sức khỏe của con người. Ngoài những cách phòng tránh đơn giản như dùng khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh mũi và họng thường xuyên, làm sạch không gian sống....thì việc làm sạch phổi cũng rất quan trọng.

Khi các hạt bụi mịn cùng các hóa chất độc hại di chuyển trong phổi, lâu dần khiến chức năng phổi suy giảm, gây ra hiện tượng phổi tắc nghẽn, hủy hoại lá phổi của bạn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

ô nhiễm không khí

Hôm nay (13/12), Hà Nội đạt kỉ lục ô nhiễm không khí nhất thế giới (Ảnh: AirVisual)

Để hạn chế những tác hại của ô nhiễm không khí, hãy dành thời gian làm sạch phổi. Dưới đây là 6 bước thải độc cho phổi bạn nên thực hiện nếu cảm giác hơi thở của mình bị ngắn và ho thường xuyên:

1. Tăng chất chống oxy hóa cho cơ thể

Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa luôn tốt cho sức khỏe con người. Bởi các gốc tự do là nguyên tử phá hủy các tế bào khỏe mạnh. Ô nhiễm, khói thuốc lá và thực phẩm không lành mạnh góp phần làm tăng các gốc tự do trong cơ thể, các gốc tự do thay đổi các phân tử khác thành các gốc tự do có hại và bệnh ung thư xảy ra.

  • Tham khảo thêm

    Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả

Khi cơ thể được bổ sung các chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do. Đây là lý do vì sao bạn nên tăng cường nhiều rau xanh, trà xanh, trái cây như cam, bưởi, dứa để giảm các gốc tự do.

Ngoài ra, việc tăng cường thực phẩm chứa chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ miễn dịch của bạn, đào thải các độc tố trong phổi, thanh lọc phổi và giúp dễ thở hơn.

2. Lối sống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với trái cây, rau xanh giúp hạn chế những rủi ro về sức khỏe và cải thiện chức năng phổi. Không chỉ ô nhiễm không khí bên ngoài, ngay cả trong gia đình bạn cũng có những tác nhân khiến phổi bị ảnh hưởng như khói thuốc lá hoặc dầu ăn đun nấu ở nhiệt độ cao.

photo-1

Ngoài ra, bạn nên tập thói quen tắm nước nóng bằng vòi hoa sen. Mặc dù là thói quen tương đối bình thường, tuy nhiên ít ai biết việc làm này lại giúp loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể, kể cả phổi. Việc tắm nước nóng giúp tăng tiết mồ hôi, tăng cơ chế giải phóng độc tố. Tắm nước nóng bằng vòi hoa sen 20 phút mỗi ngày là cách thải độc phổi tuyệt vời.

3. Uống trà cam thảo

Cam thảo là một loại thảo mộc nổi tiếng, quen thuộc với nhiều lợi ích đối với cơ thể, một trong số đó là chống viêm và chống oxy hóa.

Cam thảo giúp hàn gắn những tổn thương nhỏ ở phổi như nhiễm trùng nhẹ, viêm phổi nhẹ. Mỗi ngày bạn có thể ngâm 2 nhánh cam thảo vào ly nước nóng để uống. Loại đồ uống này vừa giúp làm sạch phổi, vừa giúp bạn thư giãn.

  • Tham khảo thêm

    Giải độc phổi, tăng cường chức năng phổi nhờ ăn uống và tập luyện

4. Uống trà bạc hà

Bạc hà được xem là một loại thảo mộc giúp làm dịu và thư giãn các cơ trong đường hô hấp. Với tác dụng này, không khi đi qua đường hô hấp sẽ được làm sạch hiệu quả, ngừa chứng tắc nghẽn đường hô hấp và giúp bạn thở dễ dàng hơn. Một nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy, các tinh chất có trong bạc hà giúp làm thư giãn khí quản.

thanh lọc phổi

Lá bạc hà cũng giúp thanh lọc phổi rất tốt

Bạn có thể ngâm 3-5 lá bạc hà trong nước nóng hoặc dùng tinh dầu bạc hà để xông, hít, đốt trong phòng.

5. Hít thở sâu

Bài tập hít thở giúp cải thiện chức năng phổi và thanh lọc phổi. Hít thở sâu giúp tăng khả năng thu nhập oxy. Bằng cách hít thở sâu mỗi ngày, bạn cũng có thể giảm stress, thư giãn và giúp ổn định huyết áp. Bạn có thể áp dụng phương pháp hít thở này ngay cả khi phổi không có vấn đề:

- Nằm xuống, lưng tiếp xúc với mặt phẳng

- Nhằm mắt lại, 2 bàn tay để trên lồng ngực

- Hít sâu trong 5 giây sau đó giữ hơi thở trong 2 giây

- Thở ra từ từ trong 5 giây

- Lặp lại 9-10 lần.

photo-1

Hít thở sâu giúp thanh lọc phổi và tăng thu nhận oxy trong phổi

Sống trong môi trường không khí ô nhiễm, kết hợp với thói quen sống kém lành mạnh có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn, viêm phổi mạn, suy hô hấp, thậm chí ung thư phổi. Do vậy, trong bối cảnh không khí đang bị đe dọa trầm trọng, cần áp dụng các phương pháp đơn giản như bên trên để cải thiện chức năng phổi, làm sạch phổi.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn