Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, đây là nơi lý tưởng khiến mọi người làm quen với bạn mới. Tuy nhiên, cũng từ đây gây ra nhiều mặt trái khi trở thành nơi chỉ trích, miệt thị người khác.
Về bản chất, body shaming là một thuật ngữ hay còn gọi là miệt thị ngoại hình. Đây là hình thức được con người sử dụng ngôn ngữ nhằm chê bai hoặc chế giễu ngoại hình của người khác. Điều này gây ra khó chịu, hoặc có cảm giác bị xúc phạm.
Ngoài ra, body shaming còn có thể là suy nghĩ miệt thị chính bản thân mình khi đi ngược lại với những chuẩn mực của xã hội. Thậm chí, điều này còn nghiêm trọng hơn cả việc chỉ trích một ai đó.
Do đó, body shaming là gì? Có thể hiểu đơn giản rằng body shaming là hành vi khác nhau cả trực tiếp và gián tiếp nhằm chỉ trích ngoại hình của bản thân hoặc người khác. Cũng có một vài trường hợp body shaming được sử dụng chỉ để vui đùa.
Khi body shaming được sử dụng vui đùa sẽ khiến người tiếp nhận không cảm thấy khó chịu mà thay vào đó là cảm giác thoải mái, vui vẻ.
Thực tế, bạn có thể thấy rõ rằng body shaming có hai loại hình thức rõ ràng là chế giễu bản thân hoặc chế giễu người khác. Vì vậy, dù là ai cũng có thể nằm trong vùng bị miệt thị.
Tuy nhiên, đối tượng người dễ bị body shaming hơn cả là những người nổi tiếng hoặc người có tầm ảnh hưởng. Trong đó, người nổi tiếng là người dành được sự quan tâm từ nhiều người, dù là tích cực hay tiêu cực. Hầu hết các nghệ sĩ hiện nay cả Việt Nam hay thế giới đều đã và đang phải trải qua body shaming về những miệt thị ngoại hình.
Một số từ ngữ được coi là body shaming như: "béo như lợn", "gầy như nghiện", "ca sĩ mà xấu", "ca sĩ gì mà mặt đầy mụn",... không chỉ lời nói, body shaming còn kèm theo hành động như cười khinh, liếc mắt hoặc bĩu môi,...
Những trường hợp body shaming đối với bản thân, thường xuất hiện những nhận xét tiêu cực về ngoại hình bản thân như: "Mình thật xấu", "không ai xấu như mình", "mình đen và gầy",...
Đặc biệt, có rất nhiều loại miệt thị cơ thể như: miệt thị thân hình, màu da, làn da hoặc miệt thị những trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ.
Một trong những trường hợp miệt thị phổ biến nhất là fat shaming, đây là miệt thị về cân nặng, thừa cân, béo phì. Hoặc cũng có thể được sử dụng đối với người có ngoại hình gầy, ốm yếu. Vóc dáng thực chất luôn là vấn đề chính để chỉ trích ngoại hình.
Thực tế, body shaming có thể xảy ra ở hầu hết trong các nơi trong xã hội như trường học, nơi làm việc,... cũng có nhiều trường hợp xuất phát từ người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Vì sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là sự kết nối mạnh mẽ của internet hay mạng xã hội bỗng trở thành nơi lý tưởng để việc miệt thị người khác xảy ra.
Vốn miệt thị người khác thường không đối diện trực tiếp với người bị miệt thị. Để việc body shaming diễn ra dễ dàng hơn có tới hơn 80% số lời miệt thị được diễn ra trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram,...
Đối tượng trước nay bị body shaming là những người có ngoại hình mập, bị béo phì, thân hình quá cỡ hoặc người có ngoại hình quá gầy gò, ốm yếu.
Người miệt thị thích soi xét những khuyết điểm của người khác sau đó miệt thị nó. Nạn nhân miệt thị ngoại hình hầu hết đều dành thời gian để nghĩ tới những khuyết điểm của bản thân. Điều này gây ra những khó chịu, bực bội.
Chưa kể, đối với người bị miệt thị lâu dần sẽ hình thành tâm lý chán nản, cảm thấy bản thân thua kém người khác. Lâu dần khiến người bị body shaming hình thành tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, xa cách xã hội, cũng có những trường hợp nặng có thể dẫn đến trầm cảm, tự sát.
Shaming gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bị miệt thị. Các vấn đề xảy ra có thể nhẹ cho đến nghiêm trọng như:
- Gây tự ti về ngoại hình.
- Người bị body shaming bị suy sụp tinh thần.
- Khiến người bị body shaming giảm cân nhanh chóng, phản khoa học.
Một vài biện pháp giúp vượt qua body shaming:
- Người bị body shaming nên học cách tự hài lòng với bản thân. Theo kết quả 1 nghiên cứu cho biết rằng cứ 2 người có tới 1 người không hài lòng với ngoại hình của mình. Thực tế, không có ai hoàn hảo. Do đó, mọi người không nên chỉ trích bản thân hoặc thực hiện hành vi body shaming để hạ thấp người khác nhằm nâng cao bản thân mình.
- Học cách tìm ra các điểm tốt của bản thân, hài lòng và tìm ra giá trị bản thân cũng là cách giúp bạn tự tin hơn.
- Thường xuyên tập luyện thể thao giúp chăm sóc bản thân để có thân hình như mong muốn
- Biết cách yêu thương bản thân, điều này sẽ giúp bạn có thể tiếp nhận được mọi thứ tốt hơn. Đầu tư chăm sóc cho cơ thể giúp bạn tự tin và trân trọng cơ thể mình.
- Tập luyện và chăm sóc bản thân bằng những môn thể thao phù hợp như gym, yoga, chạy bộ,...
- Nên nói cho người khác biết về cảm giác của bạn nếu người khác nói về ngoại hình khiến bạn cảm thấy không thoải mái.
Thay vì việc quá quan tâm tới miệt thị của người khác, bạn nên học cách chăm sóc và trân trọng bản thân nhiều hơn. Luôn tự tin là chính mình không để body shaming làm tổn thương.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health-news/my-doctor-fat-shamed-me#Why-doctors-are-weight-biased-and-shifting-toward-a-healthier-approach-to-care-with-larger-patients
https://anad.org/education-and-awareness/body-image/body-image-articles/body-shaming/
https://www.waldeneatingdisorders.com/blog/body-shaming-what-is-it-why-do-we-do-it/
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn