Sự khác biệt giữa trẻ bị cấm và được phép chơi game từ nhỏ sau khi lớn lên

14:51 | 19/06/2022;
Việc bạn hoàn toàn cấm đoán con chơi game từ khi còn nhỏ, hay bạn cho chúng chơi một cách hợp lý - hai thái độ khác nhau này của cha mẹ cũng sẽ tạo ra khoảng cách rất lớn giữa con cái.

Một người mẹ thường xuyên theo dõi các bài viết của tôi đã từng gửi tin nhắn riêng, kể rằng con gái cô ấy đã được nhận vào một trường đại học 985 (Là những trường đại học được cho là có các tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ giáo dục, cơ sở vật chất,… đẳng cấp thế giới. Hiện tại có 39 trường đại học thuộc dự án 985 ở Trung Quốc). Tuy nhiên, cô bé sau đó không thể tốt nghiệp đúng tiến độ như các bạn cùng lớp, vì trượt quá nhiều môn và bị nhà trường ra lệnh buộc thôi học.

Những đứa trẻ có thể được nhận vào các trường đại học nổi tiếng này phải có chỉ số IQ cao. Cha mẹ từ nhỏ đã rất nghiêm khắc, việc học hành của con cái có thể coi là thuận buồm xuôi gió. Ngoài học, cô bé hầu như chẳng được giải trí gì. 

Tuy nhiên, sau khi con cái vào đại học, đứa trẻ dường như hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ. Lần đầu được tiếp xúc với trò chơi trực tuyến, với cô bé dường như mở hộp Pandora. Cô khám phá thế giới mới và thành nghiện game online, bỏ dở việc học, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như vậy.

Những đứa trẻ bị cấm và được phép chơi game từ nhỏ có sự KHÁC BIỆT ra sao khi lớn lên? Câu trả lời khiến nhiều bố mẹ bất ngờ - Ảnh 1.

Chồng tôi là dân IT, thích chơi game, lâu lâu lại dạy con chơi một lúc. Ban đầu, tôi cũng rất tức giận, như thể chồng mình sẽ kéo con xuống vực sâu vì làm vậy. Kết quả là sau này tôi phát hiện ra con trai không mấy thích thú với trò chơi của bố, chơi game một lúc rồi đi xây Lego, nó vẫn thích nhất là những viên gạch Lego. Vậy nên từ đó đến giờ tôi không cấm con chơi game nữa, nhưng rất lâu nó mới đụng vào game một chút.

Vì vậy theo tôi, sở thích chơi game của trẻ em bắt nguồn từ sự tò mò, và một khi hết tò mò, trẻ sẽ mất hứng thú. Ngược lại, cha mẹ càng ngăn cản thì càng dễ khơi dậy tính tò mò của trẻ, rồi giở trò sau lưng bố mẹ, đến mức không kiềm chế được.

Cha mẹ càng cấm đoán trẻ càng dễ mê game, nên hướng dẫn trẻ đúng cách

Tất nhiên, không phải đứa trẻ nào bị cấm chơi game lớn lên cũng nghiện game. Nhưng, cha mẹ không nên đặt tư tưởng game là xấu và cố gắng cấm đoán, kiểm soát trẻ, việc kiểm soát 24/7. Đôi khi, việc này còn có tác dụng ngược khiến trẻ muốn phản kháng, càng muốn chơi game, có thể chơi lén lút, giấu giếm cha mẹ.

Bí quyết của việc nuôi dạy con cái là tìm kiếm sự cân bằng giữa việc trẻ có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn và những lời đe nẹt của cha mẹ. Trên thực tế, có những điều mà cha mẹ cấm đoán một cách vô ích, và có những việc phụ huynh hoàn toàn không nên cấm trẻ.

Chris Bergman, giám đốc điều hành của một công ty lớn tạo ra các ứng dụng cho biết: "Một số trẻ em muốn chơi bóng chày cả ngày, nhưng tôi lại muốn chơi game thôi. Đáng buồn thay, mẹ tôi tin rằng tôi làm hỏng cả đầu óc vì đam mê chơi điện tử, vì vậy, tôi chỉ được chơi 1 giờ đồng hồ trước bữa tối. Nhưng điều đó chỉ thúc đẩy cảm giác giấu giếm người lớn". Ông cũng cho biết không cấm đoán các con của mình chơi game trên máy tính và điện thoại, đồng thời tin rằng nhờ cách tiếp cận này mà chúng có khả năng giữ tính tình điềm tĩnh lẫn tư duy.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các trò chơi game hữu dụng cho não trẻ hơn xem TV. Các trò chơi điện tử dạy cho não bộ của trẻ phản ứng nhanh và đọc thông tin. Kỹ năng này sẽ hữu ích cho trẻ khi chúng lớn lên và sống trong môi trường công nghệ tiên tiến thậm chí phát triển hơn hiện tại.

Ngược lại, cha mẹ càng cấm đoán thì con cái càng có hứng thú với game. Trong một bài giảng của một nhà tâm lý học, tôi đã nghe ông ấy giải thích rằng đây được gọi là "hiệu ứng trái cấm". Chúng ta càng cấm trẻ chơi game, những trò chơi càng hấp dẫn trẻ vì tò mò. Khi con cái nằm ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ, chúng có thể sa đà vào trò chơi và không thể tự giải thoát.

Chồng tôi nói rằng anh dạy con chơi game thực chất là để sau này con cái không nghiện game online, để con hiểu game là như thế nào. Việc bạn hoàn toàn cấm đoán con chơi game từ khi còn nhỏ, hay bạn cho chúng chơi một cách hợp lý - hai thái độ khác nhau này của cha mẹ cũng sẽ tạo ra khoảng cách rất lớn giữa con cái.

Những đứa trẻ bị cấm và được phép chơi game từ nhỏ có sự KHÁC BIỆT ra sao khi lớn lên? Câu trả lời khiến nhiều bố mẹ bất ngờ - Ảnh 2.

Cấm con chơi game ngay từ nhỏ có thể khiến mối quan hệ cha mẹ - con cái trở nên căng thẳng

Chuyên gia bảo mật Stephan Neumeier - Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng, việc cấm trẻ chơi game không hẳn là giải pháp đúng đắn: "Khi các bạn cùng trang lứa có thể chơi game mà mình thì không, trẻ sẽ cảm thấy như bị ruồng bỏ. Ngoài ra, trò chơi điện tử không chỉ thú vị mà còn rất hữu ích đối với trẻ, đặc biệt dưới sự định hướng phù hợp của cha mẹ".

Mối quan hệ hòa hợp cha mẹ - con cái là cơ sở để cha mẹ giáo dục con cái, nếu trẻ còn nhỏ thì chúng ta có thể "chèn ép" trẻ. Nhưng khi trẻ lớn hơn, nhiều đứa trẻ ngoan ngoãn trở nên rất nổi loạn và mối quan hệ cha mẹ - con cái trở nên căng thẳng. Cha mẹ luôn dùng ý kiến của mình để đưa ra quyết định cho con cái, trẻ cũng sẽ trở nên hèn nhát và thiếu chính kiến, không có khả năng tự chủ. 

Cha mẹ sợ trẻ tiếp xúc với game sẽ trở nên nghiện game. Chúng ta phải làm gì để thái độ của trẻ đối với các trò game cũng giống như chơi bóng, leo núi, nhảy dây và một loại trò chơi giải trí thông thường?

Cho trẻ biết rằng trò chơi không thể là toàn bộ cuộc sống

Phụ huynh cần nghiêm túc nói chuyện với con về sự nguy hiểm của việc nghiện game cùng những phương pháp giúp con làm chủ bản thân, sắp xếp thời gian học tập và vui chơi hợp lý. Hãy cho trẻ biết rằng vui chơi có thể giúp chúng ta thư giãn và giải trí tinh thần, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của cuộc sống. 

② Các hoạt động ngoại khóa của trẻ phong phú nên trẻ sẽ không quá mê game

Máy tính của gia đình được chúng tôi được đặt trong phòng khách, và có rất ít cơ hội để chơi trò chơi. Những ngày nghỉ lễ, cuộc sống gia đình rất nhiều màu sắc. Chúng tôi thường cùng nhau đi chơi, đọc sách, leo núi, chơi bóng và dã ngoại, sẽ có rất nhiều điều thú vị khiến trẻ em thích thú, phân tán chúng ra khỏi sự tập trung vào các trò chơi điện tử.

③ Xác định trò chơi, kiểm soát thời gian trò chơi và cũng cần sự trợ giúp của cha mẹ

Trên thực tế, bên cạnh nhiều tựa game không lành mạnh, thì có rất nhiều trò chơi điện tử phù hợp với lứa tuổi của trẻ, vừa mang tính văn hóa, giáo dục, vừa chứa đựng sự đấu tranh tích cực. 

Thay vì cấm, giải pháp được đưa ra là, cha mẹ hãy kiểm soát việc chơi game của con em mình một cách hiệu quả, bằng cách sử dụng phần mềm và cài đặt thiết bị đặc biệt, cũng như thường xuyên nói chuyện với trẻ và giải thích những quy tắc cần thiết. 

Ví dụ, sau khi thảo luận trước với trẻ, trò chơi sẽ kết thúc sau nửa giờ, và chỉ khi tuân thủ các quy tắc, con mới có thể đủ điều kiện để chơi lại trò chơi. Ngày nay, có nhiều phần mềm tiện ích giúp quản lý, giới hạn thời gian chơi game của trẻ trên các thiết bị, cũng như giám sát việc trực tuyến, lướt web… của trẻ.

Theo Mama Tomato

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn