Sự phân vân ấy là có cơ sở. Bởi nơi bán hàng trả góp là một doanh nghiệp, với “mục tiêu tối thượng” là lợi nhuận. Nếu bán hàng trả góp mà lãi suất bằng 0, tức doanh nghiệp này “tự nguyện” gánh phần lãi suất cho người mua, thì họ sẽ không còn lợi nhuận, thậm chí có thể… lỗ vốn vì suy cho cùng, tiền vốn để họ kinh doanh cũng phải vay ngân hàng.
Vậy, các nhà kinh doanh làm cách nào để có được mức “lãi suất 0%” ấy?
Thực sự, họ có rất nhiều “chiêu thức” nhằm câu khách, “dụ” khách mua hàng với giá đắt nhưng vẫn cứ nghĩ rằng mình được “ưu đãi”.
Ví dụ, thực tế giá phổ biến trên thị trường của loại sản phẩm đó chỉ 100 đồng nhưng họ lại “bí mật” nâng lên 150 đồng - có nghĩa là tăng gấp rưỡi. Với mức trả góp mỗi tháng 10 đồng, món hàng ấy sẽ được trả dứt trong 15 tháng.
Với những người có nhu cầu mua sắm mà không có một khoản tiền đủ để trả một lần tại các cửa hiệu “thông thường”, thì họ sẽ chọn hình thức mua trả góp - mỗi tháng trích từ thu nhập “cứng” ra một ít để có thể sở hữu được món hàng đó ngay tức thì.
Do “áp lực” từ nhu cầu nên nhiều người không so sánh giá với các nơi khác, dễ lầm tưởng rằng mức giá mà người bán đưa ra là “giá thị trường”. Đó là chưa nói đến chuyện người bán hàng trả góp còn bán những sản phẩm cũ, hàng dỏm, hàng nhái, khiến người mua “tiền mất tật mang”.
Chính sách cho vay lãi suất 0% thực ra là một chiến lược cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng Ảnh minh họa |
Ví dụ, thực tế giá phổ biến trên thị trường của loại sản phẩm đó chỉ 100 đồng nhưng họ lại “bí mật” nâng lên 150 đồng - có nghĩa là tăng gấp rưỡi. Với mức trả góp mỗi tháng 10 đồng, món hàng ấy sẽ được trả dứt trong 15 tháng.
Với những người có nhu cầu mua sắm mà không có một khoản tiền đủ để trả một lần tại các cửa hiệu “thông thường”, thì họ sẽ chọn hình thức mua trả góp - mỗi tháng trích từ thu nhập “cứng” ra một ít để có thể sở hữu được món hàng đó ngay tức thì.
Do “áp lực” từ nhu cầu nên nhiều người không so sánh giá với các nơi khác, dễ lầm tưởng rằng mức giá mà người bán đưa ra là “giá thị trường”. Đó là chưa nói đến chuyện người bán hàng trả góp còn bán những sản phẩm cũ, hàng dỏm, hàng nhái, khiến người mua “tiền mất tật mang”.
Lãi suất ngân hàng hiện có mức trung bình khoảng 10,5%/năm nhưng với mức giá tăng thêm phổ biến từ 50%/năm như vậy, không khó để tính ra khoản lợi mà nơi bán hàng trả góp “móc túi” từ người mua là bao nhiêu.
Người tiêu dùng nên cẩn trọng với "bẫy" lãi suất thấp khi mua trả góp Ảnh minh họa |
Một “chiêu thức” khác cũng khá phổ biến, đó là nơi bán hàng yêu cầu người mua trả trước một phần giá trị sản phẩm, thì với mức trả trước càng thấp, người mua sẽ càng phải chịu phần chênh lệch tăng thêm cao hơn. Mức chênh lệch này cũng tăng dần với các thời hạn trả góp kéo dài.
Bên cạnh đó, trong hợp đồng mua hàng trả góp, nơi bán hàng thường “cài” các điều khoản buộc người mua phải chịu một số chi phí như phí thu hộ và phí bảo hiểm. Những khoản phí này được tính trên phần trăm khoản tiền vay, có thể “nhìn qua” thì không lớn, song đến cuối kỳ tổng kết lại thì có là một số tiền đáng kể!
Theo một số chuyên gia tài chính, thực chất của hình thức bán hàng trả góp là nơi bán hàng nhận bảo lãnh của một tổ chức tín dụng để bán hàng. Tức người mua sẽ phải vay của một tổ chức tín dụng có liên kết với nơi bán hàng trả góp để mua hàng. Việc định ra lãi suất bao nhiêu phần trăm chủ yếu do tổ chức tín dụng này quyết định.
Với một số tổ chức tín dụng, chính sách cho vay lãi suất 0% thực ra là một chiến lược cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, lãi suất 0% không có nghĩa là các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay không lợi nhuận. Bản chất lợi nhuận của tổ chức tín dụng có thể ẩn trong những khoản khác.
Các tổ chức này có thể bắt tay với doanh nghiệp bán hàng để kích cầu tiêu dùng, chia sẻ lợi nhuận. Điều này có thể đem lại lợi ích trước mắt cho khách hàng. Tuy nhiên cũng không loại trừ việc tổ chức tín dụng và doanh nghiệp dùng những khoản “ẩn danh” để bù vào lãi suất 0%, chẳng hạn như đẩy giá sản phẩm cao hơn giá thị trường”, một chuyên gia tài chính chia sẻ.
Vì thế, nếu có nhu cầu mua hàng trả góp, khi gặp những quảng cáo “lãi suất 0%” thì người mua cần phải nắm chắc hợp đồng, các ràng buộc về quyền và nghĩa vụ để tránh rơi vào những trường hợp phải chịu lãi phạt. Vì lãi suất ưu đãi chỉ áp dụng trong thời hạn vay vốn, nếu khách hàng chậm trả thì mức lãi suất phải trả sẽ tăng cao, thậm chí nhiều khách hàng phải chịu mức lãi suất lên đến 50%. Như vậy, lợi sẽ hóa… hại!