Sữa là thức uống giàu dinh dưỡng mà ai trong chúng ta cũng nghĩ đến mỗi khi muốn tẩm bổ cho sức khỏe.
Điều đó quả thật không hề sai, trong sữa có chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, uống sữa trước khi đi ngủ còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hơn nữa còn có tác dụng giúp bạn ngủ ngon hơn.
Uống sữa trước khi đi ngủ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho da, có lợi cho quá trình trao đổi chất của da, tạo ra nhiều tế bào mới, giúp da khỏe mạnh, căng bóng, đàn hồi, chậm lão hóa và trẻ mãi không già.
Bổ dưỡng như vậy xong sữa không phù hợp cho tất cả mọi người. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người đang mắc chứng trầm cảm… được khuyến khích uống nhiều sữa. Ngược lại, có một số người đặc biệt tốt nhất không nên uống sữa, không những không thể được hấp thụ như chất dinh dưỡng, mà còn rất có thể tạo ra tác dụng phụ.
Nếu thuộc nhóm người không nên sử dụng sữa, bạn không cần phải quá lo lắng bởi hiện nay có rất nhiều lựa chọn khác để thay thế cho sữa như ngũ cốc, phô mai, kem...
1. Người dị ứng với sữa
Protein trong sữa là một loại protein khác với cơ thể con người. Một số người có phản ứng dị ứng với loại protein dị tính này, và sau khi uống sữa, họ sẽ gặp các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, hen suyễn và dị ứng da. Bạn không nên tự ép bản thân phải uống sữa nếu có những tác động tiêu cực nói trên.
2. Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt
Mặc dù giá trị dinh dưỡng của sữa tương đối cao nhưng đối với những bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt vẫn không nên uống sữa. Lý do là vì canxi có trong sữa sau khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các ion sắt, dẫn đến khả năng kháng sắt của cơ thể tăng, khiến triệu chứng thiếu máu càng thêm trầm trọng.
3. Bệnh nhân loét tá tràng
Mặc dù sữa có thể làm dịu sự kích thích của axit dịch vị lên bề mặt vết loét, nhưng sữa có thể kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra một lượng lớn axit dịch vị, từ đó khiến tình trạng của bệnh nhân thêm trầm trọng.
4. Bệnh nhân bị trào ngược thực quản
Vì chất béo có trong sữa sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp bình thường của cơ vòng thực quản, dễ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày hoặc trào ngược thực quản sau khi uống sữa. Do đó những bệnh nhân đang mắc căn bệnh này không nên tiêu thụ sữa, hoặc có thể uống sữa theo chỉ định của bác sĩ.
5. Bệnh nhân bị loét dạ dày
Bác sĩ tiêu hóa Wang Bojun (Bệnh viện trực thuộc trường đại học y khoa Ninh Ba) cho biết, đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, việc uống sữa khi bụng rỗng sẽ khiến niêm mạc dạ dày tiết ra một lượng lớn axit dịch vị, gây kích ứng và làm tổn thương các vết loét nhiều hơn, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, với những bệnh nhân đang mắc bệnh này thì cần thận trọng khi uống sữa.
6. Bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng
Sau phẫu thuật ổ bụng, bệnh nhân chỉ nên tiêu thụ thực phẩm dễ tiêu. Trong khi đó, sữa lại chứa nhiều chất béo và casein hơn. Những chất này không dễ được tiêu thụ trong đường tiêu hóa.
Nếu ở trong ruột quá lâu, chúng sẽ sinh ra khí, làm nặng thêm triệu chứng đầy hơi của bệnh nhân, không có lợi cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn