Hệ thống miễn dịch là tập hợp của các tế bào bạch cầu và tế bào lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách – những tế bào có công dụng chống lại các tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn, virus. Hệ thống phân bố hệ miễn dịch nhiều nhất ở các cửa ngõ đi vào của cơ thể nhất là đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Các tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh nhờ vào việc dựa vào cách sinh ra kháng thể hay tự tiêu diệt bằng các men tiêu hủy các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, các tế bào miễn dịch trong cơ thể có thể thực hiện cơ chế thực bào – tức là ăn các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng,… Khi có một nguyên nhân nào đó làm cho các tế bào thực bào và tế bào bạch cầu mất đi chức năng của mình thì được gọi là suy giảm hệ thống miễn dịch.
Biện pháp giúp kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể phòng tránh bệnh đó là tiêm phòng vaccine. Tiêm phòng vaccine là một biện pháp bảo vệ quan trọng cho trẻ khỏi tình trạng nhiễm bệnh.
Suy giảm hệ thống miễn dịch tức là hệ thống bảo vệ cơ thể bị yếu đi, khiến hệ thống này suy giảm khả năng bảo vệ cơ thể một cách hoàn toàn hoặc một phần, nên cơ thể rất dễ bị các tác nhân gây nhiễm khuẩn tấn công. Những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch thường bị nhiễm trùng kéo dài và thường hay tái phát.
suy giảm hệ miễn dịch không chỉ xuất hiện một vài triệu chứng mà xuất hiện rất nhiều dấu hiệu khác nhau nên căn bệnh này được gọi là hội chứng suy giảm hệ miễn dịch. Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch có thể gặp phải ở mọi đối tượng, trên lâm sàng các bác sĩ chuyên khoa chia nhỏ suy giảm hệ miễn dịch thành hội chứng suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh và suy giảm hệ miễn dịch mắc phải.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, cho dù là nguyên nhân nào thì tình trạng suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh cũng vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các nguyên nhân gây rối suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh:
Rối loạn di truyền: Nguyên nhân này xuất hiện ở những trẻ có bộ gen bất thường được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ có hệ thống miễn dịch suy giảm. Cha mẹ có hệ thống miễn dịch suy giảm như mắc các bệnh tự miễn hay HIV,… khi sinh con sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng hơn những đứa trẻ được sinh ra từ những cha mẹ bình thường.
Một số bất thường về đột biến gen: Một số bất thường về đột biến gen như thiếu hụt tế bào B, T, cả tế bào B và T,… đều có thể được xem là nguyên nhân gây nên hội chứng suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh.
suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh thường có diễn biến nặng nề hơn so với hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải nhưng một điều may mắn đó là hội chứng suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh thường có tỷ lệ không cao trong cộng đồng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải, cụ thể như sau:
Khác với các loại virus thông thường, virus HIV gây bệnh và ký sinh trực tiếp lên các tế bào miễn dịch của cơ thể con người. Số lượng tế bào miễn dịch khi mắc căn bệnh thế kỷ này sẽ giảm sút nghiêm trọng, khiến cho người bệnh mắc một loạt các biến chứng nhiễm trùng và đa số những bệnh nhân HIV tử vong do nhiễm trùng mắc phải.
Dùng corticoid, thuốc chống thải ghép, thuốc hóa trị ung thư kéo dài cũng có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch mắc phải. Các loại thuốc này có một tác dụng phụ là làm ức chế khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch.
Khi bệnh nhân mắc đái tháo đường làm cho nồng độ đường huyết tăng cao khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn thương và gây nên nhiễm trùng kéo dài.
Hội chứng thận hư, sau phẫu thuật cắt lách, suy dinh dưỡng, suy kiệt cũng có thể khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng nghiêm trọng.
Dù là suy giảm hệ miễn dịch mắc phải hay suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh thì các dấu hiệu nhận biết của hội chứng này cũng là tương tự nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu của hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mà bạn cần quan tâm:
- Nhiễm trùng được xem là một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của hội chứng suy giảm hệ miễn dịch.
- Những người có suy giảm hệ miễn dịch sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nhanh chóng hơn, tần suất cao hơn và thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với những người bình thường.
- Tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể khiến cơ thể nhanh chóng suy sụp nhanh chóng. Các dấu hiệu nhiễm trùng theo hệ cơ quan cụ thể như sau:
Đối với hệ hô hấp: Nhiễm trùng ở hệ hô hấp người bệnh có các dấu hiệu: sốt cao, đau ngực, khó thở, khò khè hay ho khạc đờm nhiều,…
Đối với nhiễm trùng hệ tim mạch: Người bệnh nhiễm trùng hệ tim mạch thường có các dấu hiệu như đau ngực, khó thở khi gắng sức hay khó thở khi nằm đầu thấp, hồi hộp, tim đập nhanh,…
Nhiễm trùng hệ tiêu hóa: Khi hệ tiêu hóa bị nhiễm trùng xuất hiện các dấu hiệu như tiêu máu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, tiêu phân sống,…
Hệ bài tiết: Nhiễm trùng hệ bài tiết có dấu hiệu: tiểu mủ, đau hạ vị, đau hông lưng, tiểu buốt, tiểu đục,...
Hệ thần kinh: Khi hệ thần kinh bị nhiễm trùng có thể xuất hiện các dấu hiệu như yếu liệt tay chân, lừ đừ, chậm chạp, hôn mê, co giật,...
Nhiễm trùng da niêm mạc: Người bệnh nhiễm trùng da niêm mạc, da thường xuất hiện các bóng nước, viêm loét, chảy mủ...
Tình trạng nhiễm trùng kéo dài thường xuất hiện kèm theo các dấu hiệu như xanh xao, thiếu máu, nổi hạch toàn thân, mệt mỏi, suy kiệt,… Nếu tình trạng nhiễm trùng ở những bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch không khống chế được, nhiễm trùng gây ức chế hoạt động các cơ quan và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Muốn có phác đồ điều trị suy giảm hệ miễn dịch chính xác, đạt hiệu quả, người bệnh cần được các bác sĩ chuyên khoa khám và phân tích một loạt các vấn đề như tiền sử bệnh tật, kiểm tra sức khỏe tổng quát, phân tích công thức máu để xác định được số lượng tế bào bạch cầu lành và còn khả năng hoạt động, xác định số lượng tế bào lympho, xác định nồng độ miễn nhiễm của người bệnh.
Sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, người bệnh sẽ được tiến hành điều trị suy giảm hệ miễn dịch. Phác đồ điều trị suy giảm hệ miễn dịch sẽ khác nhau ở từng đối tượng bệnh nhân và từng bệnh lý mà bệnh nhân đó mắc phải. Ví như đối với những người mắc HIV thì việc điều trị kháng virus để làm chậm quá trình gây bệnh cũng như kiểm soát hoạt động của virus sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
Phác đồ điều trị hội chứng suy giảm hệ miễn dịch thường có hai dòng thuốc chính là thuốc kháng sinh và thuốc điều trị miễn dịch. Thuốc điều trị miễn dịch hay còn gọi là thuốc kháng virus thường được chỉ định bao gồm amantadine và acyclovir hoặc interferon. Những thuốc kháng virus này có công dụng ức chế sự tấn công của virus đối với các tế bào miễn dịch. Nếu tủy xương không sản xuất đủ tế bào lympho, bác sĩ có thể tiến hành ghép tế bào gốc của tủy xương.
Dưới đây là các nguyên tắc khi lựa chọn thực phẩm cho những người mắc suy giảm hệ miễn dịch mà bạn cần tuân thủ:
- Lựa chọn thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh.
- Trước khi chế biến cần rửa tay thật sạch với xà phòng để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn trên tay của người nấu.
- Kiểm tra hạn sử dụng của những đồ dùng và thực phẩm chuẩn bị dùng cho bệnh nhân mắc suy giảm hệ miễn dịch.
- Nấu chín thức ăn không nên cho bệnh nhân sử dụng những thực phẩm chưa được nấu chín kỹ vì đây có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng cho người bệnh.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng những thực phẩm tươi sống như sushi, gỏi cá,… vì đây là nguồn mang vi khuẩn rất lớn.
Để duy trì sức khỏe cũng như hỗ trợ cho quá trình điều trị suy giảm hệ miễn dịch, bệnh nhân mắc suy giảm hệ miễn dịch nên có một số kiêng cữ và hạn chế trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Chế độ dinh dưỡng của những người mắc suy giảm hệ miễn dịch cần chú ý những điểm sau:
Hạn chế lượng đường và muối trong khẩu phần ăn:
Chế độ ăn hạn chế đường và muối là điều vô cùng cần thiết đối với quá trình điều trị suy giảm hệ miễn dịch. Sử dụng quá nhiều đường và muối không chỉ ảnh hưởng tới hệ tim mạch mà còn có thể làm thay đổi môi trường PH máu bình thường khiến các tế bào miễn dịch hoạt động kém hiệu quả.
Hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều chất béo:
Thức ăn chứa nhiều chất béo sẽ mang lại cảm giác ngon miệng nhưng chúng lại không cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Điều này làm cho bạn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cho tình trạng suy giảm hệ miễn dịch trở nên nghiêm trọng hơn.
Không dùng hoặc tránh dùng thức ăn cay:
Thức ăn cay giúp cho món ăn trở nên ngon miệng, ngon mắt hơn nhưng chúng lại làm tổn thương niêm mạc ruột của người bệnh. Niêm mạc đường ruột bị tổn thương làm cho khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, khi bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch sử dụng quá nhiều đồ cay nóng có thể làm bạn bị tiêu chảy, sụt cân.
Không sử dụng thức uống có cồn:
Đồ uống có cồn làm tổn thương gan – một trong những cơ quan tạo máu của cơ thể, chúng cũng làm tổn thương hệ tiêu hóa chính vì thế người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia hay các đồ uống có cồn.
Có nhiều thực phẩm bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch nên ăn để cải thiện hệ miễn dịch của bản thân như:
Trái cây và rau xanh:
Trái cây và rau xanh được xem là một trong những thực phẩm vàng dành cho người mắc suy giảm hệ miễn dịch, người bệnh có thể sử dụng trái cây tươi hoặc sử dụng nước ép trái cây để bổ sung chất xơ cũng như vitamin cho cơ thế. Người bệnh nên lựa chọn những loại trái cây giàu vitamin A, vitamin C hay vitamin E để giúp sức đề kháng của cơ thể khỏe mạnh hơn.
Thực phẩm có chứa carbohydrate:
Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa, những người có thể trạng gầy yếu có nguy cơ cao bị suy giảm hệ miễn dịch hơn so với những đối tượng khác. Chính vì thế, người bệnh nên tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu carbohydrate giúp duy trì năng lượng cho cơ thể.
Các sản phẩm sữa:
Các sản phẩm sữa giúp tăng cường vitamin, khoáng chất và hàm lượng canxi cho cơ thể. Những sản phẩm từ sữa mà người bệnh mắc suy giảm hệ miễn dịch nên bổ sung cho cơ thể như sữa, phó mát, sữa chua,…
Thực phẩm giàu đạm:
Thực phẩm giàu đạm không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn giúp các tế bào miễn dịch được phục hồi, người bệnh nên bổ sung khoảng 100-150g protein mỗi ngày.
Chất béo lành mạnh:
Chất béo lành mạnh giàu axit béo, omega-3 và vitamin A, D, E và K,…giúp tăng cường sức khỏe tổng quát cho người bệnh hiệu quả.
suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh thì không thể phòng tránh được nhưng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải có thể chủ động phòng tránh. Một số biện pháp giúp bạn chủ động phòng tránh suy giảm hệ miễn dịch mắc phải cụ thể như sau:
Không sử dụng đồ uống có cồn hay sử dụng chất ma túy:
Phòng tránh suy giảm hệ miễn dịch mắc phải là không sử dụng các đồ uống có cồn, rượu bia hay ma túy. Rượu và ma túy là ảnh hưởng tới sức khỏe tổng quát của bạn cũng như khiến bạn không kiểm soát được hành vi của mình dễ làm tăng nguy cơ nhiễm HIV – một trong những hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải.
Quan hệ tình dục an toàn:
Quan hệ tình dục an toàn được hiểu là quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su hay quan hệ chung thủy với một bạn tình. Điều này không chỉ giúp phòng tránh lây nhiễm HIV mà còn phòng các bệnh lây lan qua đường tình dục hiệu quả.
Không bao giờ dùng chung bơm kim tiêm:
Bơm kim tiêm có thể dễ dàng mang HIV hay các vi khuẩn, virus đi từ máu người bệnh sang người lành, không dùng chung bơm kim tiêm sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh suy giảm hệ miễn dịch mắc phải.
Tránh chạm vào dịch tiết của cơ thể người khác:
Dịch tiết từ cơ thể người khác có thể hiểu là tinh dịch, dịch âm đạo,…những dịch này có thể chứa virus Hiv và có thể lây lan nhiều căn bệnh nguy hiểm khác mà bạn không thể kiểm soát được.
Kiểm soát tốt mức đường huyết:
Lượng đường trong máu tăng cao khiến nồng độ PH máu thay đổi làm cho các tế bào miễn dịch hoạt động không hiệu quả. Chính vì thế, những người mắc bệnh tiểu đường cần chủ động kiểm soát đường huyết của mình.
Không tự ý sử dụng thuốc corticoid:
Thuốc corticoid có ba tác dụng lớn nhất đó là chống viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng. Tác dụng ức chế miễn dịch của thuốc corticoid là rất lớn nên việc tự ý sử dụng loại thuốc này có thể khiến hệ miễn dịch của bạn suy giảm đồng thời chúng cũng làm cho bạn bị tổn thương tuyến thượng thận vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Bệnh suy giảm hệ miễn dịch có lây không?
Nhiễm HIV/AIDS được xem là một trong những nguyên nhân gây hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, đây là căn bệnh có tính chất lây nhiễm.
Bệnh suy giảm hệ miễn dịch có điều trị khỏi được không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà hội chứng suy giảm hệ miễn dịch có thể điều trị khỏi hoặc không, ví như suy giảm hệ miễn dịch do thuốc thì có thể điều trị khỏi còn đối với suy giảm hệ miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS thì vẫn chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn