Tác dụng của dứa rừng đối với sức khỏe

11:10 | 22/06/2022;
Dứa không chỉ là một loại trái cây nhiệt đới ngon mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy dứa rừng có đặc điểm gì? Tác dụng của dứa rừng đối với sức khoẻ của con người như thế nào?

1. Đặc điểm của dứa rừng

Dứa rừng có tên khoa học là Pandanus tectorius Sol, còn gọi là dứa dại, dứa núi… Dứa rừng là một loại cây nhỏ mọc thẳng đứng với chiều cao từ 4–14m. Thân cây đơn mảnh, vỏ có vòng màu nâu, có gai và được coi là cây có khả năng chịu hạn tốt hơn cây dừa. Dứa rừng mọc hoang chủ yếu trong thảm thực vật bán tự nhiên.

Loại thực vật này được phân bố nhiều ở Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam, ưa sống ở những nơi có độ mặn cao như bờ bụi ven biển... Dứa rừng được nhân giống dễ dàng từ hạt hay giâm cành cho trang trại tại nhà. 

Loại cây này phát triển khá nhanh, tất cả các bộ phận đều được sử dụng trong đời sống. Trong y học cổ đại, nhiều bộ phận của cây dứa như hoa, lá, rễ, quả, đọt non được dùng để làm thuốc.

Dứa rừng là gì? Dứa rừng có tác dụng gì đối với sức khỏe? - Ảnh 2.

Dứa rừng mọc hoang chủ yếu trong thảm thực vật bán tự nhiên (Nguồn: Internet)

Trong dứa rừng có chứa những thành phần:

- Benzyl benzoate có tác dụng trị ghẻ lở, tiêu diệt chấy, rận; được dùng làm thuốc bôi ngoài da.

- Benzyl salicylate là một trong những thành phần được dùng để kháng nấm, kháng viêm.

- Linalool là hoạt chất có tác dụng ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt có tác dụng hỗ trợ gan.

- Ngoài ra, còn có các thành phần khác như alcohol, aldehyde, guaiacol có những công dụng khử trùng, tiêu độc, giảm đau răng giúp tăng sinh các tế bào và chống lại quá trình oxy hóa.

2. Tác dụng của dứa rừng đối với sức khỏe 

Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm phân tích cho thấy thành phần lá dứa chiếm đến 70% methyl ether (là một hợp chất được sử dụng làm chất gây mê hay chất kích thích).

Rễ dứa chứa các hợp chất như silymarin, benzyl benzoat, benzyl salicylate, linalool, linalyl axetat, bromostyrene, andehit… có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh.

- Quả dứa rừng có chứa các loại vitamin A, C, rất giàu kali và chất xơ giúp tăng tổng chất và giảm lượng mỡ tích tụ. Vì vậy, dứa có tác dụng giảm lượng lipid trong máu với những người bị mỡ máu và tránh được những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, cao huyết áp…

- Với những người bị bệnh gout: nhờ các hợp chất chứa trong dứa có tác dụng giúp trung hòa lượng axit uric dư thừa giúp cho người bệnh giảm cảm giác đau nhức. 

Tác dụng của quả dứa rừng đối với sức khỏe con người - Ảnh 2.

Uống nước dứa rừng tốt cho bệnh gout (Nguồn: Internet)

- Quả dứa rừng được xem có hiệu quả cho những người bị sỏi thận, tiểu đường nhờ chứa các thành phần như vitamin, các axit hữu cơ, mangan và các chỉ số ít đường. Nhiều người sử dụng bằng cách đun với nước để uống hàng ngày. Tuy nhiên, đối với những người bị sỏi lớn cần phải đến các cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị phù hợp và tránh những biến chứng gây nguy hiểm cho cơ thể.

- Chất resveratrol trong quả dứa có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của các enzyme lão hóa, kháng viêm. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, các hợp chất resveratrol cũng làm giảm lượng tế bào chất béo trong cơ thể. Hợp chất này làm cho các preadipocytes phát triển không bình thường giúp hạn chế chất béo nên cũng được ứng dụng trong làm đẹp da và chống lão hóa.

- Tác dụng chống bài niệu: Các chất chiết xuất từ etanol và dung dịch nước của cây dứa được một số nhà truyền thống cho là thuốc chống bài niệu. Vasopressin có chứa ADH là hormon chống bài niệu. Kết quả đã chứng minh rằng cả chiết xuất ethanol và dung dịch nước của dứa dại có hàm lượng tương đương ADH giúp giảm đáng kể bài niệu natri và bài niệu kali trong tổng lượng nước tiểu. Dừa còn có khả năng mang lại hiệu quả trong việc lợi tiểu.

- Hơn nữa, các thành phần trong dứa còn có nhiều tác dụng khác như ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giảm béo, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, chữa trĩ, và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tác dụng của quả dứa rừng đối với sức khỏe con người - Ảnh 3.

Dứa rừng hỗ trợ trong điều trị cho bệnh gan và sỏi thận (Nguồn: Internet)

- Ngoài ra, theo dân gian người ta còn sử dụng các bộ phận của cây như rễ, hoa, lá, đọt non để hỗ trợ chữa các bệnh khác.

3. Lưu ý khi sử dụng quả dứa rừng

- Không dùng cây dứa dại cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

- Không nên tự ý dùng quả dứa dại kết hợp với thuốc tây, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Cây dứa dại có thể có tác dụng nhuận tràng nhẹ, gây tiêu chảy nên tránh sử dụng quá nhiều.

- Bột quả dứa dại có thể chứa nhiều đường. Do đó, bạn nên hạn chế các món ăn có hương vị dứa, thực phẩm chế biến từ dứa.

- Cần dùng đúng các bộ phận, đúng liều lượng khi áp dụng vào chữa các bệnh khác nhau.

- Lớp trắng bao phủ bộ phận của cây có thể chứa độc tố nên cần phải loại bỏ chúng trước khi sử dụng

- Khi điều trị bằng quả dứa rừng cần tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc để mang lại hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

1. Pandanus tectorius 

2. Potential downsides of pandan

3. Pandanus odoratissimus

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn