Tác dụng của rượu tỏi đối với sức khỏe con người và hướng dẫn ngâm rượu tỏi đúng cách

14:00 | 26/11/2020;
Tác dụng của rượu tỏi đã được rất nhiều người công nhận trong việc nâng cao đề kháng cũng như chữa nhiều bệnh. Vậy tác dụng như thế nào? Cách ngâm ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Từ trước đến nay, tỏi đã luôn được xem như một vị thuốc quý trong Đông Y. Do đó, rượu tỏi cũng đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người. Vậy tác dụng của rượu tỏi như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn:

1. Tác dụng của rượu tỏi trong chữa bệnh

Tuy đây là một phương thuốc quen thuộc, nhưng rượu tỏi uống có hiệu quả gì trong chữa bệnh thì không phải người nào cũng biết.

Theo nhiều cuộc nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, rượu tỏi trị bệnh gì? Rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:

- Các bệnh về xương khớp: Vôi hóa các khớp, viêm đau khớp, mỏi xương khớp,...

- Những vấn đề về đường hô hấp: hen phế quản, trị viêm họng,…

- Bệnh về tim mạch: chữa huyết áp thấp, tăng huyết áp hay chữa xơ vữa động mạch bằng rượu tỏi,…

- Tỏi có tác dụng giúp giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa: chữa bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, chữa chướng bụng, trào ngược dạ dày,…

Bên cạnh đó, rượu tỏi còn được sử dụng để chữa yếu sinh lý và dùng cho mục đích giảm cân. Năm 1983, các chuyên gia Nhật Bản công bố rằng rượu tỏi có thể dùng để chữa bệnh trĩ và bệnh đái tháo đường.

Tác dụng của rượu tỏi đối với sức khỏe và cách sử dụng tốt nhất - Ảnh 1.

Rượu tỏi có tác dụng chữa nhiều bệnh (Ảnh: Internet)

2. Hướng dẫn ngâm rượu tỏi

Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh thường được áp dụng là:

Cách 1:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 40g tỏi đã bóc vỏ cùng 100ml rượu trắng 40 – 45º

Cách thực hiện: Cho tỏi vào một cái bình thủy tinh và đổ rượu trắng vào, đậy nắp kín rồi cất hũ rượu tỏi ở nơi khô thoáng.

Tiếp đó, thỉnh thoảng hãy lấy bình ra và lắc đều để dược tính trong tỏi trộn đều cùng với rượu. Dần dần rượu tỏi từ màu trắng sẽ chuyển thành màu vàng. Đến ngày 10, khi rượu tỏi thành màu vàng như nước nghệ là có thể mang ra uống.

Cách sử dụng: Sử dụng 2 lần mỗi ngày. Uống khoảng 1 thìa cà phê vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.

Cách 2:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 250g tỏi đã bóc vỏ 500ml rượu trắng.

Cách thực hiện: Cho tỏi vào lọ thủy tinh, tiếp đó đổ thêm rượu trắng vào rồi đậy nắp kín. Cất lọ rượu tỏi ở nơi thoáng mát. Ngâm rượu tỏi khoảng 7 ngày là có thể sử dụng.

Cách dùng: Dùng rượu đã ngâm để uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng khoảng 25 – 30ml.

Cách 3:

Chuẩn bị: Tỏi đã bóc vỏ, một cái bình có miệng hẹp, đường phèn, rượu trắng.

Cách thực hiện: Cho tỏi vào bình sao cho lượng tỏi chiếm tới 7/10 diện tích bình. Tiếp theo, giã nát đường phèn rồi đổ một lớp lên lượng tỏi ở trong bình. Rót rượu trắng vào rồi bịt kín miệng bình lại. Bảo quản bình rượu tỏi ở nơi thoáng mát. Chờ khoảng 30 ngày sau là có thể mang ra uống. Để càng lâu thì rượu tỏi càng mang tới hiệu quả chữa bệnh tốt.

Cách dùng: Uống rượu tỏi đã ngâm 2 lần hàng ngày, uống khoảng 25 – 30ml mỗi lần.

Tác dụng của rượu tỏi đối với sức khỏe và cách sử dụng tốt nhất - Ảnh 2.

Uống rượu tỏi đã ngâm 2 lần hàng ngày (Nguồn: Internet)

3. Một vài câu hỏi về rượu tỏi

- Rượu tỏi chuyển sang màu xanh có dùng được không?

Nhiều người thấy rượu tỏi chuyển sang màu xanh thường không dám uống. Tuy nhiên theo các chuyên gia, rượu tỏi bị như vậy là điều bình thường. Nguyên nhân là do dùng tỏi non để ngâm rượu nên mới bị xanh nhưng nó không gây ra ảnh hưởng xấu gì đối với sức khỏe mà chỉ mất đi tính thẩm mỹ.

Tác dụng của rượu tỏi đối với sức khỏe và cách sử dụng tốt nhất - Ảnh 3.

Rượu tỏi chuyển màu xanh vẫn sử dụng được (Nguồn: Internet)

- Rượu tỏi có để được lâu không?

Điều này còn phụ thuộc vào liều lượng tỏi và loại rượu mà thời gian dùng của nó cũng khác nhau. Bình thường, khoảng 40g tỏi ngâm cùng 100ml rượu thì sẽ sử dụng được trong khoảng 20 ngày.

Vì thế, cứ sau 10 ngày uống thì bạn nên ngâm một bình mới để có bình rượu tỏi mới để sử dụng. Với những ai sử dụng rượu tỏi chữa cao huyết áp thì nên giảm lượng rượu tỏi trong thời gian điều trị.

- Uống rượu tỏi hàng ngày có tốt không?

Tuy tác dụng của rượu tỏi đã được công nhận nhưng bạn chỉ nên uống với liều lượng đã được WHO chỉ định. Do nếu lạm dụng quá nhiều có thể dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn như ngứa ngáy, đau dạ dày. Thêm vào đó, còn có thể gây rối loạn dạ dày – ruột, gây ức chế tuyến giáp,…

Vì vậy, nếu muốn sử dụng hàng ngày và trong thời gian dài, bạn nên chú ý điều chỉnh liều lượng cho thích hợp.

- Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo: nên uống rượu tỏi 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu không dùng đúng cách, không chỉ công dụng của bài thuốc giảm mà thậm chí còn làm hại cho cơ thể.

Lứu ý, đối tượng cần tránh uống rượu đỏ như:

- Những người bị đau mắt đỏ, mụn nhọt, trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.

- Nếu đang chuẩn bị phẫu thuật, tuyệt đối không được sử dụng rượu tỏi. Do trong thành phần của tỏi có chứa các hoạt chất có thể làm tác động xấu đến thuốc chống đông máu.

Trên đây là các thông tin về tác dụng của rượu tỏi cũng như cách làm rượu và sử dụng đúng cách. Đây là bài thuốc có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau như viêm xoang, chữa bệnh dạ dày, chữa xương khớp,… Tuy nhiên, tác dụng của rượu tỏi đem lại rất tốt đối với sức khỏe nhưng nếu lạm dụng thì tác hại của rượu tỏi lại nguy hiểm đối với sức khỏe con người.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn