Để xác định nguyên nhân của cảm giác ớn lạnh thì bạn sẽ cần đặt ra một số câu hỏi (hoặc bạn sẽ được hỏi khi tới thăm khám tại các cơ sở y tế). Các chuyên gia cho biết, ớn lạnh có thể chỉ là một phản ứng vật lý thông thường khi thay đổi nhiệt độ hoặc có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.
Thuật ngữ "ớn lạnh" đề cập đến cảm giác lạnh mà không rõ nguyên nhân. Bạn có cảm giác này khi các cơ liên tục giãn nở và co lại và các mạch trên da co lại. Ớn lạnh có thể xảy ra khi bị sốt và dẫn tới rùng mình hoặc run rẩy.
Cơn ớn lạnh có thể xảy ra liên tục, có những trường hợp bị cảm giác ớn lạnh kéo dài tới 1 giờ; tuy nhiên cũng có những cơn ớn lạnh chỉ xảy ra trong vài phút.
Nguyên nhân gây ra cơn ớn lạnh bao gồm:
- Tiếp xúc với môi trường lạnh
- Cơ thể xảy ra phản ứng với tác nhân gây nhiễm trùng từ vi khuẩn/virus kèm sốt chẳng hạn như:
Viêm dạ dày ruột
Nhiễm virus cúm
Viêm màng não
Viêm xoang
Viêm họng hạt
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)
Bị bệnh sốt rét
- Máu lưu thông kém cũng là một nguyên nhân dẫn tới cảm giác ớn lạnh. Bạn có thể cảm thấy tay và chân luôn lạnh, trong khi đó các bộ phận vẫn có độ ấm ổn định
- Bệnh tim mạch cũng là một lý do khiến bạn cảm thấy ớn lạnh
- Trọng lượng cơ thể quá nhẹ cũng khiến bạn cảm thấy lạnh khi không phải trong mùa đông. Chỉ số BMI quá thấp, quá trình trao đổi chất cũng bị chậm lại, cơ thể không tạo ra đủ nhiệt để làm ấm,...
1. Cơn ớn lạnh xuất hiện có khiến bạn cảm thấy run rẩy chân tay không?
2. Nhiệt độ cơ thể khi xảy ra ớn lạnh là bao nhiêu?
3. Bạn từng có tiền sử bị ớn lạnh trước đó chưa? Mức độ lặp đi lặp lại và thời gian kéo dài bao lâu?
4. Nguyên nhân khởi phát cơn ớn lạnh bắt đầu do bạn bị dị ứng hay xảy ra đột ngột?
5. Có các triệu chứng đi kèm nào không?
Dấu hiệu chuyển nặng của cơn ớn lạnh bao gồm:
Nếu như tình trạng ớn lạnh của bạn không được cải thiện sau 48 tiếng chăm sóc tại nhà kèm theo xuất hiện một số dấu hiệu như: cứng cổ, thở khò khè, bị ho dữ hội, hụt hơi. Ý thức bị lú lẫn, phản ứng chậm chạm. Về hệ tiêu hóa thì bị đau bụng, đi tiểu đau và tiểu nhiều hoặc tiểu ít hơn bình thường kèm nôn mửa và nhạy cảm hơn với ánh sáng thì bạn cần tới sự can thiệp từ bác sĩ.
Cảm cúm là bệnh xảy ra khi cơ thể bị nhiễm virus cúm. Khi cơ thể bị nhiễm virus, thì tùy theo từng chủng (type) của virus đó là gì và sự tác động của chúng tới hệ miễn dịch của cơ thể thì có thể gây ra các mức độ bệnh từ nhẹ, tới trung bình và nặng.
Biểu hiện khi cơ thể bị nhiễm virus bao gồm:
- Đau nhức, mỏi mệt
- Sốt kèm theo ớn lạnh
- Dấu hiệu tiêu hóa: buồn nôn, nôn và tiêu chảy
- Ho.
Ớn lạnh là một dấu hiệu khi bạn bị nhiễm virus cúm
Một trong các biểu hiện đầu tiên của bệnh cảm cúm chính là cơ thể bị khởi phát các cơn đau cơ, nhức mỏi nhanh kèm theo cảm giác ớn lạnh. Ngoài những triệu chứng nhiễm virus kể trên thì người bị cảm cúm còn bị đau, rát họng.
Do nguyên nhân gây bệnh là virus nên kháng sinh không có tác dụng trong quá trình điều trị, trừ khi xuất hiện biến chứng. Mặc dù thuốc kháng virus có thể làm giảm đi mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuy nhiên cần phải được bác sĩ kê đơn. Người bệnh không được tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về uống mà không có đơn kháng sinh chỉ định.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn