Bà bầu lo lắng tập thể dục có thật sự an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi hay không? Tập luyện thế nào mới đúng cách, vừa khỏe mạnh vừa an toàn.
Phụ nữ mang thai tập thể dục đúng cách không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp mẹ khỏe, con khỏe. Tuy nhiên, từng thời điểm bà bầu sẽ có những bài tập khác nhau. Một vài gợi ý dưới đây sẽ cho bà bầu lựa chọn đúng nhất loại hình mình nên tập khi mang thai:
- Tập tạ, đối với bài tập tạ, nâng tạ thì bà bầu thường thực hiện ở trong giai đoạn đầu và giai đoạn thứ 2 vẫn có thể tập tạ bình thường.
- Bơi lội là môn thể thao đem lại nhiều lợi ích sức khỏe đối với bà bầu vì nước giúp ích cho việc làm giảm áp lực xương khớp rất tốt.
- Aerobics dưới nước, một môn thể dục xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu. Môn thể dục này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà bầu.
- Pilates giúp phụ nữ mang thai dễ sinh nở hơn.
- Yoga là một phương pháp lý tưởng để thư giãn, giúp trái tim khỏe mạnh, giúp bà bầu tăng cường sự dẻo dai và làm giảm các chứng đau nhức trong thời gian thai kỳ.
- Đi bộ hoặc chạy bộ, nếu không có thời gian để luyện tập những môn thể thao ở trên thì lựa chọn đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng cũng là một môn thể dục cực kỳ tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên trước khi thực hiện bài tập chạy bộ bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh thực hiện bài chạy bộ với tốc độ nhanh có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Giai đoạn 1:
- Phụ nữ mang thai có thể thực hiện bài tập tạ bình thường như trước khi mang thai. Tuy nhiên, điều tốt nhất phụ nữ mang thai nên thực hiện là đăng ký các lớp học Pilates hoặc Yoga, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn đối với bà bầu.
- Khi cảm thấy cơ thể mệt, quá sức bà bầu cần lập tức giảm cường độ luyện tập xuống nhưng không nên nghỉ tập.
Giai đoạn 2:
Đây là khoảng thời gian trái tim của bà bầu phải hoạt động nhiều hơn, liên tục hơn để lưu thông nhiều máu tới các cơ quan bên trong cơ thể. Điều này sẽ gây ra một vài ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể bà bầu.
Vì thế, lúc này bà bầu cần giảm cường độ tập Cardio xuống từ 20 đến 30%. Ngoài ra, bà bầu cần tránh các bài tập Yoga uốn cong lưng như bài tập Yoga Downward Dog.
Giai đoạn 3:
Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm đối với bà bầu vì các khớp xương rất dễ bị tổn thương. Lúc này bà bầu cần cẩn thận khi nâng tạ và không nên tập các bài tập với máy tập.
Biện pháp tốt nhất ở giai đoạn 3 là bà bầu nên đi bộ hoặc bơi. Đây là 2 bài tập có thể giúp bà bầu thư giãn và không gây tác động mạnh lại giúp thư giãn xương khớp.
- Bà bầu không nên luyện tập thể dục khi sức khỏe của bản thân và thai nhi không ổn định.
- Trước khi quyết định tập thể dục bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Bà bầu không tham gia vào các môn thể thao đối kháng hoặc đồng đội.
- Tuyệt đối không tập bật nhảy khi mang thai.
- Khi thai kỳ đang ở tháng thứ 3, bà bầu cần hạn chế các bài tập phải nằm nhiều vì có thể gây chèn ép lưu thông máu huyết.
- Cần lựa chọn thời điểm tập thể dục, không tập vào những ngày quá nắng và thời gian buổi trưa.
- Tập gym khi mang thai là phụ nữ cần xác định quá trình luyện tập là để cải thiện và nâng cao sức khỏe mẹ và bé không phải để giảm cân nên không thực hiện các bài tập quá sức.
- Lựa chọn trang phục thoải mái, thư giãn khi luyện tập.
- Bà bầu cần uống đủ nước mỗi ngày.
- Cần thực hiện các bài tập khởi động trước khi luyện tập và tập các bài giãn cơ sau khi luyện tập.
- Không tập quá sức, khi có dấu hiệu, triệu chứng bất thường trong quá trình tập cần lập tức tìm đến bác sĩ để thăm khám.
- Không tập thể dục nếu phụ nữ mang thai từng có tiền sử sinh non hoặc sảy thai.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định luyện tập.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn