Mặc dù vấn nạn hàng giả, hàng nhái đã được Nhà nước quan tâm tìm biện pháp xử lý, ngăn chặn nhưng thời gian qua, tình hình sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng nhái vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
Về phía người tiêu dùng, nhất là với những người nội trợ, thì không thể chỉ trông chờ vào những biện pháp chế tài của luật pháp, mà chính bản thân mình cũng phải tự trang bị những kiến thức về tiêu dùng và đặc biệt là phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sắm.
Về phía người tiêu dùng, nhất là với những người nội trợ, thì không thể chỉ trông chờ vào những biện pháp chế tài của luật pháp, mà chính bản thân mình cũng phải tự trang bị những kiến thức về tiêu dùng và đặc biệt là phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sắm.
Nếu phát hiện hàng giả hoặc hành vi làm hàng giả, người tiêu dùng không nên im lặng mà cần báo ngay cho cơ quan quản lý thị trường. Ảnh: Theo Shutter Stock
Thực tế cho thấy, mặc dù quy định của pháp luật khá nghiêm khắc đối với các hành vi làm hàng giả nhưng hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tồn tại, lẫn lộn trong hàng thật và thậm chí còn “chèn ép” hàng thật, nguyên do chính yếu là khả năng phát hiện hành vi làm hàng giả còn yếu kém nên chưa thể xử lý tận gốc.
Kỹ thuật, công nghệ càng cao thì hành vi làm giả, làm nhái hàng hóa ngày càng tinh vi và phức tạp, khiến người làm công tác chuyên môn phải dùng thiết bị, máy móc hiện đại mới phân biệt, đánh giá được. Người dân chỉ có cảm giác và kinh nghiệm thực tiễn nên khó mà phân biệt.
Do đó, người tiêu dùng cần tập thói quen cẩn trọng trong mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Nếu phát hiện hàng giả hoặc hành vi làm hàng giả, người tiêu dùng không nên im lặng mà cần báo ngay cho cơ quan quản lý thị trường, công an, hải quan... để các cơ quan này kịp thời xử lý, ngăn chặn.
Khi bị thiệt hại về sức khỏe, tài sản... người tiêu dùng có quyền đề nghị cá nhân, tổ chức vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình, nếu các chủ thể vi phạm không thực hiện thì có thể khởi kiện ra tòa án để đòi quyền lợi.