Trong cuộc sống thực tế, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng tiền đóng một vai trò quan trọng. Rất nhiều cuộc cãi vã, mâu thuẫn trong gia đình suy cho cùng đều xuất phát từ đồng tiền. Khi thiếu thốn tiền bạc, gia đình sẽ dễ lâm cảnh khó khăn.
Nhưng, đối với một gia đình, nỗi buồn lớn nhất không phải là thiếu tiền. Tiền hôm nay hết ngày mai có thể kiếm được. Bạn có thể thiếu tiền trong chốc lát nhưng chỉ cần nỗ lực và chăm chỉ thì cuộc đời sẽ không bao giờ thiếu tiền. Tuy nhiên, có những chuyện khi đem kể cho người ngoài sẽ khiến các thành viên trong gia đình không còn hòa thuận, gia đình ngày càng xa cách:
Mọi người đều rất quan tâm đến thể diện của mình khi hòa nhập ngoài xã hội dù có nói ra hay không. Ai đó có thể nói rằng điều này thực sự phù phiếm nhưng ở góc độ khác, đây thực chất là lòng tự trọng của một người. Dù nghèo nhưng tôi vẫn muốn giữ cho lưng mình thẳng.
Song một số người lại luôn thích khóc vì nghèo, than vì cuộc đời sao bất công quá. Họ coi nghèo như một "tấm huy chương" của mình, thích đem kể khắp nơi để nhận được sự cảm thông và thương xót. Trên thực tế, hành động đó không hề giúp ích cho gia đình.
Những người thực lòng muốn giúp bạn thì không cần nói, họ cũng sẽ giúp bạn một tay. Còn những người không sẵn lòng giúp đỡ bạn, cho dù bạn có nói về hoàn cảnh của bạn đáng thương thế nào đi chăng nữa, họ cũng chỉ tặc lưỡi cho qua không chút cảm xúc. Nếu buộc phải giúp đỡ bạn, giữa hai người chỉ là sự thương hại không hơn.
Cho dù mục đích kêu khóc là gì, nghèo thật hay nghèo giả thì hành vi của bạn cũng đang bộc lộ những khuyết điểm của bản thân. Điều này không những không giúp bạn nhận được sự hỗ trợ mà còn khiến một số người xa lánh bạn. Suy cho cùng, không ai muốn làm bạn với một người luôn gặp khó khăn về tài chính. Họ sợ sẽ gặp rắc rối.
Mỗi gia đình đều có khác biệt, mâu thuẫn nhất định. Càng sống gần nhau lâu, việc phát sinh mâu thuẫn cũng là điều hết sức dễ hiểu, quan trọng đó chỉ là vấn đề nội bộ trong gia đình, có thể giải quyết ổn thỏa bằng cách đóng cửa lại bảo nhau.
Tuy nhiên, một khi mâu thuẫn gia đình được công khai ra bên ngoài và trở thành chủ đề bàn tán, mâu thuẫn gia đình sẽ bước sang một giai đoạn khác. Chuyện không hay trong gia đình không nên bóc mẽ ra bên ngoài. Khi những xung đột được rêu rao khắp đường làng ngõ xóm, không chỉ người trong cuộc phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng tới bộ mặt của cả cả gia đình. Người khác không chỉ cảm thấy người mâu thuẫn đó có vấn đề mà còn cảm thấy gia đình này thực sự không hòa thuận.
Phàn nàn về những thiếu sót của người thân trong gia đình mình trước mặt người ngoài là một hành động hết sức ngu ngốc. Nếu bạn có ý kiến về các thành viên trong gia đình, bạn có thể nói điều đó một cách trực diện. Mọi người đều là một gia đình, cần cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Tuy nhiên, khi bạn phàn nàn về những khuyết điểm của các thành viên trong gia đình với người ngoài, bản chất của sự việc sẽ thay đổi. Điều này chẳng khác nào việc ngấm ngầm nói xấu người khác sau lưng, gây tổn hại rất lớn đến lòng tin giữa các thành viên trong gia đình.
Trên thực tế, không chỉ giữa các thành viên trong gia đình, mà với bất kỳ ai cũng vậy. Nếu bạn thực sự cảm thấy đối phương có vấn đề, bạn có thể nói chuyện trực tiếp với nhau, đưa ra những bình luận mang tính xây dựng. Nếu bạn lo lắng rằng điều đó sẽ làm tổn thương mối quan hệ giữa hai người, hãy dùng những cách nói khéo léo hơn, lựa hoàn cảnh phù hợp.
Dù là cách nào thì cũng nhất định không được than phiền với người khác. Kiểu ứng xử này hoàn toàn không giúp đối phương sửa chữa khuyết điểm, không giúp hai bạn giảm bớt mâu thuẫn do khuyết điểm này gây ra mà còn làm mâu thuẫn thêm gay gắt. Nếu một người nghe thấy những lời phàn nàn của bạn về họ từ miệng người khác, bạn nghĩ ấn tượng của họ về bạn sẽ như nào? Không ai thích bị người khác nói xấu mình sau lưng và việc bạn làm điều đó ngang với tự cắt đứt mối quan hệ giữa hai người.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn