Mỹ tiếp tục là quốc gia có số bệnh nhân cao nhất thế giới 4.764.318 người và số người tử vong là 157.898 người.
Tình hình dịch bệnh tại khu vực Mỹ Latinh diễn biến phức tạp khi Mexico lần đầu tiên ghi nhận hơn 9.500 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua và 784 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân COVID-19 tại nước này hiện là 434.193 người, trong đó 47.472 người đã tử vong.
Trong khi đó, dịch bệnh tại Brazil tiếp tục trở nên tồi tệ hơn khi báo cáo mới nhất của Bộ Y tế nước này cho biết đã có hơn 1.000 trường hợp tử vong và 45.392 người nhiễm mới trong 24 giờ qua. Quốc gia Nam Mỹ này hiện đứng thứ hai sau Mỹ về số bệnh nhân COVID-19 ( hơn 2,7 triệu người) và số người tử vong (hơn 93.500 người).
Tại Argentina, kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên hôm 3/3, đến nay Argentina đã có 191.302 ca mắc COVID-19, khiến 3.558 người tử vong. Nước này hiện đứng thứ 19 thế giới về mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đứng thứ 4 ở Nam Mỹ. Số người hiện đang phải điều trị ở nước này là 101.245 người, trong đó có 1.104 ca bệnh nặng.
Tổng thống Argentina Alberto Fernandez đã hối thúc người dân ở nhà để ngăn dịch COVID-19 tiếp tục lây lan. Ông nhấn mạnh cứ sau 24 ngày, số người chết vì COVID-19 trong nước lại tăng gấp đôi và đây là thực tế không thể phớt lờ. Quy định cách ly, vốn được áp dụng từ ngày 20/3 và gần đây đã được gia hạn đến 16/8, đã giúp nước này có thời gian chuẩn bị cho việc chữa trị lượng lớn bệnh nhân nhưng người dân vẫn cần tiếp tục đề phòng. Theo ông, “cách duy nhất để tránh bị nhiễm bệnh là hãy ở nhà” vì khi lưu lượng đi lại tăng, nguy cơ lây nhiễm cũng sẽ tăng.
Trong khi đó, Nam Phi đã ghi nhận hơn nửa triệu người mắc COVID-19. Theo số liệu thống kê, tính đến hết ngày 1/8, Nam Phi đã ghi nhận 503.290 ca mắc COVID-19, trong đó có 8.153 ca tử vong. So với một ngày trước đó, Nam Phi có thêm 10.107 ca mắc mới và 148 ca tử vong. Hiện nước này đã chữa khỏi bệnh cho 342.461 người và vẫn còn 152.676 ca bệnh đang phải điều trị.
Với hơn nửa triệu người mắc COVID-19, Nam Phi hiện đứng thứ 5 thế giới và đứng đàu châu Phi về mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, số ca mắc mới ở nước này chiếm xấp xỉ 71% số ca mắc mới ở châu Phi (10.107/14.250 ca) và gần 5% tổng số ca mắc mới trên toàn cầu (10.107/212/935 ca).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo ngày 1/8 cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể "kéo dài". Đây là nhận định được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban Khẩn cấp của tổ chức này để đánh giá về đại dịch, sáu tháng sau khi WHO ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Theo thông báo, trong cuộc họp kéo dài 6 tiếng tại Geneva, Tổng Giám đốc của WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng các nước cần tiếp tục duy trì những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Ông nói: "Chỉ cách đây sáu tháng, khi được đề nghị về ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, COVID-19 có chưa tới 100 ca mắc bệnh và không có trường hợp thiệt mạng nào ngoài Trung Quốc. Đây là cuộc khủng hoảng y tế chỉ có một lần trong thế kỷ và những tác động của nó sẽ còn được cảm nhận thấy trong những thập niên tới".
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn