Theo dự thảo sẽ rất ít người được mua điện giá rẻ?

09:49 | 14/11/2017;
Trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mà Bộ Công thương đang soạn thảo, chỉ những hộ “cực nghèo” mới được hưởng mức giá thấp.

Theo dự thảo, biểu giá điện “mới” vẫn chia thành 6 bậc có mức giá tăng dần như cũ. Cụ thể: Từ 0-50kWh có mức giá bằng 92% giá bán lẻ điện bình quân; từ 51-100kWh giá bằng 95% giá bán lẻ điện bình quân; từ 101-200kWh giá bằng 110% giá bán lẻ điện bình quân; từ 201-300kWh giá bằng 138% giá bán lẻ điện bình quân; từ 301-400kWh giá bằng 154% giá bán lẻ điện bình quân; và từ 401kWh trở lên có giá bằng 159% giá bán lẻ điện bình quân.

1.jpg
Chỉ những hộ "cực nghèo" dùng điện để thắp sáng cơ bản mới được mua điện với giá thấp hơn mức giá bán lẻ điện bình quân

 

Như vậy, chỉ những người sử dụng dưới 100kWh mới được “hưởng” giá điện dưới mức giá bán lẻ điện bình quân. Tuy nhiên, trên thực tế nhóm khách hàng có mức tiêu thụ như vậy là rất ít.

Có thể, đó là những gia đình thuộc diện “cực nghèo”, chỉ sử dụng điện để thắp sáng cơ bản, ngoài ra không sử dụng bất cứ loại thiết bị, máy móc chạy bằng điện nào. Như vậy, các nhu cầu về giải trí tinh thần, học tập không được đáp ứng. Nhìn nhận trên thực tế, số gia đình có hoàn cảnh như vậy chỉ chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ trong xã hội hiện nay.

3.jpg
Đại đa số các gia đình đều có mức tiêu thụ điện từ 101-400kWh sẽ phải chịu mức giá bằng 110-154% giá bán lẻ điện bình quân

 

Trong khi đó, số các gia đình đều có mức sử dụng điện trung bình từ 101-400kWh/tháng là rất nhiều. Với cách tính giá điện như vậy, phần lớn khách hàng phải trả tiền cao hơn giá bán lẻ điện bình quân từ 110-154%.

Trước đó, hồi tháng 3/2015, sau khi biểu giá điện bán lẻ vừa mới đưa vào áp dụng đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận và giới chuyên gia. Ngay sau đó, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phải tổ chức nhiều hội thảo để lấy ý kiến đóng góp cho Đề án cải tiến biểu giá điện.

Đề án này do EVN dự thảo đã đề xuất 3 phương án cải tiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: Giữ nguyên 6 bậc thang như trước; Quy định một mức biểu giá điện sinh hoạt (đồng giá) ở mức 1.747 đồng/kWh; Rút gọn biểu giá điện sinh hoạt bậc thang từ 6 bậc xuống 3 bậc hoặc 4 bậc theo 5 kịch bản.

2.jpg
Lẽ ra cần phải cải tiến, thay đổi cách tính giá bán lẻ điện để phù hợp hơn với tình hình thị trường, thì Bộ Công thương vẫn giữ gần như "nguyên xi" cách tính giá điện như cũ

 

Cũng tại thời điểm đó, ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng Giám đốc EVN - cho biết, hội thảo lấy ý kiến diễn ra tại 3 thành phố đã thu hút khoảng 200 khách mời và đã có 27 ý kiến tham luận, góp ý. Trong đó, hầu hết các ý kiến đồng tình với quan điểm nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán điện nhưng không làm tăng giá bán lẻ điện bình quân, không làm tăng doanh thu của ngành điện.

Vậy mà, đến dự thảo cuối cùng thì mọi chuyện vẫn không có gì thay đổi. TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế - từng nhiều lần phản biện về biểu giá điện cho rằng, cần phải xem xét cụ thể số liệu, tính toán từng bước xem thế nào.

“Về phương án rút ngắn bậc thì cũng tốt. Biểu giá điện trước bất cập vì người ta thấy người tiêu dùng không lợi mà “nhà đèn” có lợi. Cần thay đổi mà không thay đổi, vẫn giữ nguyên thì anh là bảo thủ”, ông Long nói.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn