Hội thảo đã chia sẻ bài học kinh nghiệm của "Bản hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng thời điểm 1.000 ngày đầu đời" do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ban hành. Kể từ phiên bản đầu tiên từ cách đây hơn 50 năm, bản hướng dẫn đã phổ biến các kiến thức cần thiết cho phụ huynh mà còn cho các đối tượng là nhân viên y tế, người chăm sóc trẻ trên khắp Nhật Bản.
Ông Shimizu (Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Nhi khoa Nhật Bản Tiêu hóa và Gan mật Nhật Bản) và bà Tamura (chuyên gia dinh dưỡng thuộc Đại học Nha khoa Nippon) cho biết: Một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ từ 6~36 tháng, bao gồm 3 loại thức ăn trong một bữa: 1 món thực phẩm chính (Cơm, bún, miến phở...), món thức ăn chính và một món thức ăn phụ. Dựa trên bản hướng dẫn, các bà mẹ có thể dễ dàng tự lên thực đơn phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Về hướng dẫn ăn dặm cho trẻ nhỏ, tại Nhật Bản không chỉ chú trọng đến dinh dưỡng mà cả cách trẻ nhỏ ăn uống chủ động, việc cho trẻ ăn uống phải đi kèm theo sự phát triển của chức năng ăn nhai.
Theo chia sẻ của ông Hiroshi Kawahara, đại diện Công ty cổ phần Asahi Group Foods, thức ăn trẻ em tại Nhật Bản được theo bản hướng dẫn này. Căn cứ vào kết quả của hội thảo chuyên đề, Asahi Group Food sẽ triển khai một dự án kiểm chứng về nhu cầu sử dụng thực phẩm ăn dặm cho trẻ em tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS.Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, nhận định: Để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, chính phủ đã và đang hoàn thiện các hướng dẫn, chính sách và khuyến nghị cho trẻ em và phụ nữ. Song song với đó cũng rất cần các cơ quan truyền thông lan tỏa các hướng dẫn tới cộng đồng.
Bộ Y tế Việt Nam đã có những chương trình hướng dẫn về thực hành chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho trẻ, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai... Nhưng trên thực tế việc thực hiện theo hướng dẫn vẫn còn rất nhiều bất cập. Vẫn còn một số bà mẹ và người chăm sóc trẻ chưa có đầy đủ kiến thức, thông tin về ăn dặm, dẫn tới phát sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến dinh dưỡng và phát triển của trẻ nhỏ, như suy dinh dưỡng hoặc béo phì.
"Tại thành phố, các gia đình chỉ có 1- 2 trẻ. Vì vậy các phụ huynh thường có xu hướng dành sự quan tâm quá mức khiến trẻ nhỏ có chế độ ăn thụ động, khiến tỷ lệ béo phì ở trẻ em tăng cao. Trong khi đó, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng diễn ra ở khu vực nông thôn" - PGS.TS.Trần Minh Điển chia sẻ.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn