Theo người thân của ông Ánh, trước đó ông liên tục than đau ngực, đau lưng, khó thở, vã mồ hôi nhiều. Ông Ánh được đưa đến BV Đa khoa Cần Thơ. Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán là phình bóc tách động mạch chủ ngực đoạn quai dọa vỡ. Tình trạng ngày một nặng, ông Ánh đã được chuyển gấp lên BV Chợ Rẫy vào ngày 6/3. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị choáng tim, phù phổi cấp (tràn dịch màng phổi phải), nhồi máu cơ tim cấp, phình quai động mạch chủ dọa vỡ.
Chia sẻ về ca bệnh này, bác sĩ Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật Tim, BV Chợ Rẫy cho biết, nhồi máu cơ tim có nhiều thể khác nhau, thể nhẹ chỉ có nhồi máu, đau ngực, huyết áp không thay đổi. Riêng bệnh nhân này ở thể nặng, bị choáng tim, phù phổi cấp, tụt huyết áp. Điều trị nội khoa ban đầu không đáp ứng nên đây được xem là một thách thức lớn, cần được nhanh chóng xử lý để tránh nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Về vấn đề phình quai động mạch chủ, với kích thước thông thường 3cm đã dẫn đến nguy cơ vỡ túi phình và tử vong cao. Bệnh nhân Ánh lại phình quai động mạch chủ dạng túi đến 7cm. 'Chỉ cần mắc 1 trong 2 bệnh lý, bệnh nhân đã đứng trước nhiều nguy cơ tử vong', bác sĩ An cho biết.
Tuy nhiên, theo bác sĩ An, nếu chỉ giải quyết nhồi máu cơ tim cấp thì trong thời gian hậu phẫu, bệnh nhân có thể bị vỡ túi phình gây tử vong. Nếu giải quyết tình trạng túi phình trước thì bệnh nhân cũng không có khả năng sống sót. Vì vậy, phương án được đưa ra là phải nhờ đến sự hỗ trợ của phương tiện hồi sức hiện đại hơn đó là máy tuần hoàn ngoài cơ thể ECMO (lọc máu, cung cấp oxy ngoài cơ thể).
Chia sẻ về ca bệnh này, bác sĩ Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật Tim, BV Chợ Rẫy cho biết, nhồi máu cơ tim có nhiều thể khác nhau, thể nhẹ chỉ có nhồi máu, đau ngực, huyết áp không thay đổi. Riêng bệnh nhân này ở thể nặng, bị choáng tim, phù phổi cấp, tụt huyết áp. Điều trị nội khoa ban đầu không đáp ứng nên đây được xem là một thách thức lớn, cần được nhanh chóng xử lý để tránh nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Về vấn đề phình quai động mạch chủ, với kích thước thông thường 3cm đã dẫn đến nguy cơ vỡ túi phình và tử vong cao. Bệnh nhân Ánh lại phình quai động mạch chủ dạng túi đến 7cm. 'Chỉ cần mắc 1 trong 2 bệnh lý, bệnh nhân đã đứng trước nhiều nguy cơ tử vong', bác sĩ An cho biết.
Tuy nhiên, theo bác sĩ An, nếu chỉ giải quyết nhồi máu cơ tim cấp thì trong thời gian hậu phẫu, bệnh nhân có thể bị vỡ túi phình gây tử vong. Nếu giải quyết tình trạng túi phình trước thì bệnh nhân cũng không có khả năng sống sót. Vì vậy, phương án được đưa ra là phải nhờ đến sự hỗ trợ của phương tiện hồi sức hiện đại hơn đó là máy tuần hoàn ngoài cơ thể ECMO (lọc máu, cung cấp oxy ngoài cơ thể).
Bác sĩ hỏi thăm sức khoẻ của ông Ánh trước ngày xuất viện. |
Với máy ECMO hỗ trợ tim phổi, cả hai cuộc phẫu thuật kéo dài gần 10 tiếng đều diễn ra thành công. 'Ca phẫu thuật đầu tiên kéo dài khoảng hơn 4 giờ, ê kíp cho chạy máy ECMO để phẫu thuật bắc cầu mạch vành trong lúc tim đang đập. Sau đó, bác sĩ thực hiện ca mổ tiếp theo để dời các mạch máu nuôi não và đặt stent động mạch chủ cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật đã diễn ra thuận lợi, bệnh nhân hồi phục tốt và đã được xuất viện vào 14/6 vừa qua', bác sĩ An chia sẻ.
Theo các bác sĩ tại BV Chợ Rẫy, đây được xem là trường hợp bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam với bệnh cảnh nguy kịch nhồi máu cơ tim cấp có choáng tim, phù phổi, tụt huyết áp và phình quai động mạch chủ dạng túi dọa vỡ được cứu sống.
Theo các bác sĩ tại BV Chợ Rẫy, đây được xem là trường hợp bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam với bệnh cảnh nguy kịch nhồi máu cơ tim cấp có choáng tim, phù phổi, tụt huyết áp và phình quai động mạch chủ dạng túi dọa vỡ được cứu sống.