Có thể nói chị Nga là một trong những bệnh nhân để lại ấn tượng khá đặc biệt cho Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội). Mặc dù không chủ ý đi chữa bệnh, vì chị từng nghĩ đó là vấn đề của phụ nữ và luôn cố chịu đựng, song trong lần đưa người em họ đi khám bệnh tại phòng chẩn trị của Lương y Vũ Quốc Trung, chị được biết, trong Đông y, thực ra có nhiều bài thuốc để chữa căn bệnh tế nhị mà chị đang chịu đựng.
Suốt 10 năm qua, chị cũng từng thử nhiều cách từ chườm nước ấm, uống nước gừng, xoa dầu bạc hà, rồi uống thuốc tránh thai…, song những cơn đau mỗi kỳ kinh nguyệt vẫn luôn là nỗi ám ảnh của chị, khiến chị Nga vật vã vì đau. Vì thế, chị cũng xác định dùng thuốc Đông y để… thử, chứ không có hy vọng. Không ngờ sau 2 tuần kiên trì uống thuốc, lần đầu tiên sau cả thập kỷ, chị đã có một kỳ ‘đèn đỏ’ nhẹ nhàng.
Suốt 10 năm qua, chị cũng từng thử nhiều cách từ chườm nước ấm, uống nước gừng, xoa dầu bạc hà, rồi uống thuốc tránh thai…, song những cơn đau mỗi kỳ kinh nguyệt vẫn luôn là nỗi ám ảnh của chị, khiến chị Nga vật vã vì đau. Vì thế, chị cũng xác định dùng thuốc Đông y để… thử, chứ không có hy vọng. Không ngờ sau 2 tuần kiên trì uống thuốc, lần đầu tiên sau cả thập kỷ, chị đã có một kỳ ‘đèn đỏ’ nhẹ nhàng.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, đau bụng kinh không chỉ ở tuổi dậy thì như mọi người thường thấy mà những người đã sinh con rồi cũng gặp phải. Có những những trường hợp đau dữ dội một vài ngày, thậm chí bỏ cả ăn uống, người mệt mỏi, khiến người phụ nữ rất khổ sở…
Trong Đông y có nhiều bài thuốc chữa đau bụng kinh. Ảnh minh họa |
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh như: Khí trệ (lo nghĩ quá hoặc tư tưởng không thoải mái, uất ức quá làm khí trệ huyết ứ, làm rối loạn kinh nguyệt); Huyết ứ (do nhiều tác nhân có thể nguyên nhân tại chỗ hoặc toàn thân nhưng đều làm cho huyết ứ. Một số trường hợp sau sảy thai, kinh nguyệt rối loạn, thậm chí vài ba năm không thấy kinh, do huyết dịch bị ứ trên bế tắc không được khơi thông gây đau…); Hàn tà (do ăn nhiều đồ sống, lạnh, hoặc cảm nhiễm hàn tà quá mạnh gây đau); Huyết hư (sau đợt ốm nặng mà ảnh hưởng đến cơ quan tạo huyết, hoặc do tỳ thận dương hư quá mức làm huyết khô kiệt); Hư hàn và Thận hư…
Tùy theo từng nguyên nhân, trong Đông y cũng có các bài thuốc khác nhau, giúp hạn chế đau trong kỳ kinh nguyệt. Để việc điều trị có hiệu quả cao, Đông y còn dùng thuốc theo từng nguyên nhân phối hợp châm cứu… Các bài thuốc Đông y trong chữa trị đau bụng kinh, không chỉ hiệu hiệu quả mà còn giúp duy trì tác dụng lâu dài, giúp chị em có cuộc sống thoải mái.
Vì thế, Lương y Vũ Quốc Trung khuyên chị em nếu mắc chứng này, nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám, chứ đừng cố chịu đựng, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút.
Bài thuốc tham khảo để điều trị đau bụng kinh:
1. Khí trệ: Triệu chứng: Đau bụng dữ dội, đau quặn, cảm giác có thắt từng cơn ở vùng bụng dưới, đau trước khi hành kinh, người cảm giác buồn phiền khó chịu. Bài thuốc: Ô dược 24g; Sa nhân 16g; Hoàng phụ 32g; Mộc hương 10g. Cho tất cả nguyên liệu sắc với 1,9 lít nước lọc, bỏ bã lấy 200ml uống ấm chia đều 4 lần trong ngày.
2. Huyết ứ: Triệu chứng: Đau bụng từng cơn, mặt xanh tái, có khi choáng, bụng dưới trướng căng, đau trước hành kinh, khi kinh nguyệt ra thì đỡ đau ngay. Bài thuốc: Xuyên khung 16g; Xuyên quy 16g; Thược dược 24g; Địa hoàng 32g; Đào nhân 10g; Hồng hoa 08g; Huyền hồ 08g. Cho tất cả vào sắc với 1,9 lít nước, lọc bỏ bã lấy 200ml, uống ấm, chia đều 3 lần trong ngày.
3. Hàn tà Triệu chứng: Đau bụng, bụng dưới rắn cứng, đau gò người, đau rũ rượi mỗi khi hành kinh, kinh ra được thì đỡ đau, chân tay lạnh, lưỡi trắng. Bài thuốc: Đương quy 16g; Nhục quế 10g; Cao bản 12g, Ngô thù du 10g; Can khương 08g; Phục linh 12g; Đan bì 12g; Bán hạ 12g; Mạch môn 12g; Phòng phong 10g; Cam thảo 6g; Mộc hương quảng 4g. Cho tất cả vào sắc với 1,9 lít nước, lọc bỏ bã, lấy 200ml, uống ấm, chia đều 3 lần trong ngày.
4. Huyết hư: Triệu chứng: Đau bụng âm ỉ từ khi hành kinh đến khi hết hành kinh vẫn đau ê ẩm, kèm theo kinh loãng, nhạt màu, người mệt mỏi, da xanh. Bài thuốc: Xuyên khung 12g; Xuyên quy 16g; Thược dược 12g; Địa hoàng 24g; Nhân sâm 12g; Bạch linh 12g; Bạch truật 12g; Cam thảo 8g; Đào nhân 10g; Hồng hoa 8g; Hương phụ 12g; Ô dược 12g; Đại táo 7 quả. Đem sắc với 1,9 lít nước, lấy 200ml, uống ấm, chia đều 3 lần trong ngày. |