Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất

07:39 | 08/09/2021;
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về cột sống, xương khớp thường gặp. Bệnh là nguyên nhân gây ra các cơn đau, chân tay tê bì, mất cảm giác, mất khả năng lao động, teo cơ,... Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Đâu là phương pháp điều trị hiệu quả?

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường và xuyên qua dây chằng, chèn ép rễ thần kinh gây ra các cơn tê bì, đau nhức, khó vận động. Thoát vị đĩa đệm bao gồm các dạng chính là: Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước.

Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh thường có cảm giác tê nhức lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân. Kèm theo đó là các cơn đau vùng cổ và lan dần xuống vai, cánh tay,... Các cơ đau trở nên dồn dập và dữ dội hơn gây khó khăn khi vận động, di chuyển cũng như sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Chữa như thế nào? Đâu là phương pháp điều trị hiệu quả nhất?

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm không phải là căn bệnh nan y, thế nhưng nó lại gây ra không ít nỗi ám ảnh cho người bệnh. Ngay cả khi chỉ mới hình thành, thoát vị đĩa đệm cũng đã gây ra những xáo trộn không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thực tế, thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thế gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

- Teo chân tay: Đây là biến chứng thường xảy ra khi rễ thần kinh bị chèn ép quá mức khiến máu và chất dinh dưỡng không thể đi sâu vào nuôi dưỡng cơ làm tay hoặc chân bị teo dần.

- Rối loạn cảm giác: Biến chứng xảy ra khi rễ thần kinh bị tổn thương khiến vùng da bị ảnh hưởng, thay đổi sắc tố hoặc mất hoàn toàn cảm giác khi tiếp xúc với nóng, lạnh,...

- Liệt toàn thân: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Với biến chứng ngày người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng hành động. Các hoạt động sinh hoạt như ăn uống, tắm rửa, di chuyển,...đều phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

- Rối loạn cơ thắt: Đây là biến chứng của dấu triệu chứng tiểu bình thường do thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng nghiêm trọng hơn khiến người bệnh không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện của mình.

Những biến chứng trên cho thấy thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khá nguy hiểm. Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Chữa như thế nào thì mang lại hiệu quả?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất - Ảnh 1.

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh: Internet

2. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Đây là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm và mong muốn tìm được câu trả lời.

Thực tế, xét về cơ chế sinh học thì một khi đã bị thoát vị đĩa đệm thì người bệnh sẽ không bao giờ có thể hồi phục được như ban đầu. Bệnh chỉ được xem là chữa khỏi khi cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới.

Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi dứt điểm được không? Giải đáp cho vấn đề này các chuyên gia cho biết mọi phương pháp điều trị kể cả thay thế đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật cắt bỏ vùng bị thoát vị thì cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Bệnh không thể chữa khỏi triệt để.

Tuy nhiên,  bệnh thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể phục hồi từ 80 - 95%. Thậm chí ở một số trường hợp bệnh nhẹ, có thể cải thiện đến mức gần như khỏi hẳn.

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng bệnh, sự kiên trì của người bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.

Theo đó, người bị thoát vị đĩa đệm càng nhẹ thì khả năng phục hồi càng cao và ngược lại. Đối với các trường hợp bệnh nặng thì phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ vùng bị thoát vị.

Áp dụng đúng phương pháp điều trị cũng là yếu tố quyết định thoát vị đĩa đệm có chữa được không. Với trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đối với trường hợp phải điều trị lâu dài, người bệnh cần được phẫu thuật kết hợp với một số phương pháp trị liệu tại nhà. 

Quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm phải xuất phát từ căn nguyên gây bệnh. Cùng với đó là thực hiện nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ, từ việc sử dụng thuốc đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất người bệnh cần kiên trì và quyết tâm cao độ khi thực hiện các phương pháp trị liệu bác sĩ đưa ra.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất - Ảnh 2.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Đâu là phương pháp điều trị tốt nhất - Ảnh: Internet

3, Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay

Hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Căn cứ vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay.

3.1. Điều trị không dùng thuốc

Đây là phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu nhằm hạn chế tối đa mức ảnh hưởng của bệnh đến các bộ phận khác trong cơ thể. Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc có thể kể đến như:

- Phương pháp kéo nắn xương khớp (Chiropractic): Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải với thoát vị đĩa đệm có triệu chứng đau lưng dưới, kéo dài ít nhất 1 tháng. Phương pháp trị liệu này được khuyến cáo không áp dụng cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ. Bởi trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây đột quỵ ở người bệnh.

- Châm cứu làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên.

- Massage giúp giảm đau ngắn hạn cho người mới bị đau lưng.

- Tập Yoga kết hợp vận động thể chất, tập thở và thiền để cải thiện tình trạng đau lưng kinh niên ở người bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị kéo dãn cột sống khi tổn thương thoát vị đĩa đệm chưa bị xơ hoá. Việc tác động lên cột sống giúp làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi ra trở lại vị trí ban đầu.

Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp kẽo dãn cột sống bằng dụng cụ cho bệnh nhân bị lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Mặc áo nẹp cột sống để cố định tạm thời. Hạn chế tác động mạnh lên vùng cột sống bị tổn thương giúp quá trình điều trị nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất - Ảnh 3.

Tập Yoga rất tốt cho quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm - Ảnh: Internet

3.2. Điều trị nội khoa sử dụng thuốc

Một số loại thuốc được chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm như: Thuốc giảm đau, kháng viêm (paracetamol, diclofenac, meloxicam...), thuốc chống động kinh và thuốc giãn cơ (mydocalm, myonal...). Thuốc giãn cơ được chỉ định cho trường hợp bị co cứng cạnh cột sống.

3.3. Tiêm giảm đau ngoài màng cứng bằng corticosteroids

Corticosteroids là loại thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh, được sử dụng để tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống. Thuốc có khả năng làm giảm viêm tại chỗ và các triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp điều trị này được áp dụng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng. Liệu trình tiêm là 3 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 3 - 7 ngày.

3.4. Phương pháp điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật được khuyến cao cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (bên dưới thắt lưng) gây ra các triệu chứng như: Khó khăn khi đại tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục.

Với những trường hợp trên bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay để tránh tình trạng bệnh nặng hơn dẫn đến biến chứng teo cơ hoặc bại liệt. Đối với trường hợp bệnh nhân gặp phải các vấn đề như tay chân tê hoặc yếu, khó khăn khi đứng thẳng hoặc di chuyển, mất kiểm soát khi đại tiểu tiện,... Bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện phẫu thuật sau khi áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.

Trên đây là một số kiến thức liên quan đến vấn đề thoát vị đĩa đệm có chữa được không, cũng như các phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường để điều trị bệnh sớm giúp quá trình hồi phục đạt hiệu quả tốt nhất.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn