Quá trình phân hủy thức ăn thành carbohydrate, chất béo, protein và vitamin diễn ra trong đường tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng của bạn với sự phân hủy cơ học, sau đó là sự phân hủy hóa học ở dạ dày và ruột non, sau đó là sự tái hấp thu nước ở ruột kết và sau đó là bài tiết thông qua các chuyển động cơ bắp không tự nguyện, giống như sóng được gọi là nhu động.
Các bộ phận của hệ thống tiêu hóa
Phần lớn quá trình tiêu hóa diễn ra trong đường tiêu hóa, là một ống được hình thành bởi các cơ quan rỗng này:
+ Miệng
+ Thực quản
+ Dạ dày
+ Ruột non
+ Đại tràng
+ Trực tràng
+ Hậu môn
Các cơ quan khác không thuộc đường tiêu hóa cũng tham gia vào quá trình này. Bao gồm các:
+ Tuyến tụy, nơi sản xuất enzyme tiêu hóa
+ Gan sản xuất mật (chất lỏng phân hủy chất béo)
+ Túi mật có chức năng dự trữ và giải phóng mật
Nhìn chung, thời gian tiêu hoá thức ăn ở mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Giới tính: Phụ nữ có xu hướng tiêu hóa thức ăn chậm hơn nam giới và một số tình trạng tiêu hóa cũng phổ biến hơn ở phụ nữ. Hội chứng ruột kích thích xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ từ 2 đến 6 lần và bệnh viêm ruột có nguy cơ cao gấp đôi.
- Tuổi: Quá trình tiêu hóa có thể chậm lại một cách tự nhiên khi con người già đi. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit và táo bón ở người lớn tuổi.
- Thức ăn bạn đã ăn: Carbohydrate đơn giản, như bánh mì trắng, tiêu hóa nhanh hơn thức ăn có đường phức hợp và nhiều chất béo hoặc protein, như đậu Hà Lan và ngũ cốc nguyên hạt.
- Thai kỳ: Người mang thai sản xuất lượng progesterone cao hơn, có thể làm chậm hệ tiêu hóa . Khi tử cung phát triển, nó cũng có thể gây áp lực hoặc chặn các bộ phận của hệ thống tiêu hóa, như ruột kết, làm chậm quá trình tiêu hóa hơn nữa.
Như đã đề cập, thời gian tiêu hóa còn phụ thuộc vào một số yếu tố liên quan đến tuổi tác, giới tính... Vì vậy, thời gian tiêu hóa thức ăn dưới đây mang tính tương đối, mọi người có thể tham khảo để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp trong từng thời điểm trong ngày.
- Nước
- Nước ép trái cây rau củ sống
- Rau củ sống
- Cá
- Rau củ chứa tinh bột
- Ngũ cốc (gạo, kiều mạch, quinoa)
- Sữa
- Các loại hạt
- Gà
- Thịt bò
- Thịt lợn
- Salad trộn nước sốt
Để có một hệ tiêu hóa khoẻ mạnh, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Uống nước thường xuyên và giữ nước: Thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Uống nước và các đồ uống không chứa caffein khác có thể giúp cơ thể bạn giữ cho thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa.
Bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể hàng ngày như uống nước lọc, ăn trái cây và rau quả giàu nước.
- Nhai kỹ thức ăn: Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng của chúng ta và các chuyên gia thường khuyến khích chúng ta nên nhai thức ăn đúng cách. Nếu không, cơ thể chúng ta có thể hấp thụ ít chất dinh dưỡng hơn, điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
Càng nhai nhiều, cơ thể càng tiết ra nhiều nước bọt, mà nước bọt có thể phá vỡ các thức ăn trong miệng để chúng tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Luyện tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt có thể giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn, bạn sẽ thấy sức khỏe tiêu hóa của mình được cải thiện. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 22 đến 41, thời gian thức ăn di chuyển trong cơ thể của họ tăng lên đáng kể sau khi tập thể dục vừa phải.
- Hãy bỏ những thói quen xấu như ăn khuya: Ăn khuya có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày trào lên và dẫn đến chứng ợ chua do chúng ta thường nằm ngay sau đó.
- Thực hiện theo một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và các vitamin và khoáng chất như trái cây tươi, ngũ cốc...
Có những nghiên cứu cho thấy một số thành phần trong thực phẩm chế biến sẵn có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Ví dụ, chất làm ngọt nhân tạo có thể làm thay đổi vi khuẩn đường ruột trong cơ thể. Sự gia tăng vi khuẩn nói trên có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, như bệnh Crohn. Vì vậy, bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn.
Tư thế thẳng đứng giúp tiêu hóa và giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa. Nằm xuống có thể ức chế quá trình tự nhiên này và dẫn đến tiêu hóa chậm, có thể gây ra cảm giác no, đầy hơi và khó chịu.
Một số rủi ro đối với sức khỏe có thể xảy ra nếu bạn thường xuyên nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn:
+ Trào ngược axit: Tư thế nằm nghiêng khiến axit dạ dày có thể di chuyển lên thực quản, góp phần gây khó tiêu hoặc trào ngược axit.
+ Gián đoạn giấc ngủ: Ngủ ngay sau khi ăn một bữa lớn có thể khiến quá trình trao đổi chất của bạn hoạt động mạnh mẽ và có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn cao hơn mức tối ưu cho giấc ngủ. Ngoài ra, tình trạng trào ngược axit cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn