Thôn bị cô lập nhất ở "rốn lũ" Hà Nội, hàng trăm người đối mặt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước

23:53 | 01/08/2024;
Thôn Hạnh Bồ (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là thôn bị cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội. Toàn bộ diện tích của thôn đều bị ngập sâu, có những nơi hơn 2m, người dân chỉ có thể di chuyển ra khỏi nhà bằng thuyền, đời sống hiểm nguy, bất trắc giữa tứ bề biển nước.
Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 1.

Hạnh Bồ là 1 trong 4 thôn bị ngập sâu của xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Những thôn còn lại là thôn Nhân Lý, thôn Nam Hài, và một xóm của thôn Hạnh Côn.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 2.

Thôn có khoảng 87 hộ dân với gần 500 nhân khẩu. Trong đó có hơn 100 người đang đi làm công ty, làm ăn xa, còn khoảng hơn 300 người đang sinh sống trên địa bàn thôn.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 3.

Thôn Hạnh Bồ không được thuận lợi như thôn Nhân Lý - có phần đường đê không bị ngập. Hay thôn Nam Hài có phương tiện vận chuyển người dân qua đoạn đường bị ngập, một số đoạn đường làng không bị ngập lụt, hoặc có nơi nước nông dễ dàng đi lại.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 4.

Thôn Hạnh Bồ hoàn toàn bị cô lập, để vào được địa bàn thôn phải đi qua những đoạn nước sâu trung bình khoảng 2m, có nơi sâu nhất như ở khu trang trại, cánh đồng lên tới 3-5m.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 5.

Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A thuộc địa phận thôn Hạnh Bồ bị bao vây giữa tứ bề biển nước.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 6.

Thời điểm nước dâng cao kỷ lục nhất (26/7), chính quyền địa phương không thể tiếp cận để mang đồ cứu trợ tới cho người dân trong thôn. Chính quyền buộc phải thuê xe công nông vận chuyển hàng cứu trợ tập kết ở thôn Nam Hài, rồi thông báo cho người dân đi thuyền đến nhận.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 7.

Bước sang ngày thứ 9 bị ngập lụt, nước tuy đã rút xuống khoảng 35cm, nhưng mức nước ngập vẫn sâu. Người dân hễ bước chân ra khỏi nhà, đều phải di chuyển bằng thuyền.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 8.

So với những thôn khác, người dân thôn Nam Hài đi mua nhu yếu phẩm, hoặc tiếp nhận hàng cứu trợ, hỗ trợ thường gặp nhiều khó khăn hơn. Họ phải thường di chuyển tới các thôn khác để nhận, hoặc phải chờ cán bộ thôn vận chuyển hàng cứu trợ vào.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 9.

Trường hợp có người nhà ở nơi khác gửi đồ vào cứu trợ, họ phải di chuyển trung bình khoảng 2 cây số tới nhận. Quãng dường di chuyển qua những đoạn ngập sâu, biển nước mênh mông, rất nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ, người già, trẻ em.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 10.

Cho nên phụ nữ, người già trẻ em thường chỉ di chuyển ở những đoạn đường trong làng. Trường hợp đối với những quãng đường xa, phải di chuyển qua những cánh đồng ngập nước, họ sẽ nhờ đàn ông chèo thuyền giúp đưa ra.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 11.

Cho đến thời điểm hiện tại, thôn Hạnh Bồ chưa ghi nhận trường hợp tai nạn đáng tiếc nào xảy ra, nhưng cũng không ít trường hợp thuyền bị chòng chành, người chèo bị ngã xuống nước.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 12.

Ông Nguyễn Văn Tuyền - Bí thư Chi bộ thôn Hạnh Bồ cho biết, từ xưa tới nay, mỗi khi ngập lụt, thôn Hạnh Bồ đều bị cô lập, người dân đi lại rất khó khăn, gò bó.

Thôn cô lập nhất ở “rốn lũ” Hà Nội, hàng trăm người sinh hoạt hiểm nguy giữa tứ bề biển nước- Ảnh 13.

Mong rằng tới đây, các cơ quan chức năng có kế hoạch nâng cao đường liên thôn Hạnh Bồ - Nhân Lý - Nam Hài, để mỗi khi ngập lụt, người dân đi lại được thuận tiện hơn”, ông Tuyền bày tỏ.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn