Thông điệp từ nỗi ám ảnh của những bức hình màu đỏ

19:07 | 25/03/2020;
Phóng sự ảnh “Shade of fear” của bạn Lê Nguyễn Bảo Ngọc tham gia cuộc thi sáng tác truyền thông “Không đổ lỗi” sau gần một ngày rưỡi đăng tải đã nhận được rất nhiều phản hồi với hơn 15 ngàn lượt bày tỏ cảm xúc, gần 11 ngàn lượt chia sẻ và hơn 700 lượt bình luận, trở thành tác phẩm đoạt Giải có nhiều lượt view, like, share và người hưởng ứng chủ đề cuộc thi nhất.
Thông điệp từ nỗi ám ảnh của những bức ảnh màu đỏ - Ảnh 1.

Sau gần một ngày rưỡi đăng tải, bộ ảnh đã nhận được rất nhiều phản hồi với 15.293 lượt bày tỏ cảm xúc, 10.821 lượt chia sẻ và 732 bình luận

"Liệu có chiếc váy nào đủ dài để bảo vệ nạn nhân khỏi những nanh vuốt xấu xa?", "Tội lỗi thuộc về kẻ phạm tội hay đứa trẻ trong chiếc quần ngắn?" ...

Đây là những câu hỏi bật ra trong đầu mình khi đọc qua bài báo về triễn lãm "Bạn mặc gì khi bị xâm hại?" tại Brussels, Bỉ. Và chính những câu hỏi đó đã truyền cảm hứng cho mình thực hiện bộ ảnh, xoay quanh tình thế bị động, sự cô độc của nạn nhân và câu chuyện ai là người bị kết tội.

Sở dĩ mình chọn màu đỏ làm chủ đạo vì trong đời sống, đỏ thẫm là màu của máu. Đỏ cũng là màu mang ý nghĩa nguy hiểm nhất trên nấc thang báo động. 

Màu đỏ được sử dụng làm nền cho bộ ảnh, những tệ nạn tưởng chừng như chỉ mới bị lên án, thật ra luôn hiện hữu trong đời sống hằng ngày. Nhưng điều gì đã làm cho con người thờ ơ, bước qua chúng như cách đôi mắt ta lướt qua nền của một tấm ảnh. Những cánh tay là con trỏ của xã hội và là chiếc búa thẩm phán của cộng đồng. Những cánh tay với lấy nạn nhân khó đoán ý đồ tốt xấu, chúng có thể trông như tấm khiên bảo vệ, nhưng cũng có thể đang lợi dụng điều đó để chiếm đoạt và gây thêm nhiều đau thương cho nạn nhân. 

Trên đây là hai yếu tố mấu chốt của bộ ảnh mình nghĩ cần diễn giải. Dẫu sao, những tấm ảnh giao tiếp tốt nhất bằng những gì được thể hiện trên đó. Vì vậy, mình sẽ để ảnh làm công việc của ảnh.

Thông điệp từ nỗi ám ảnh của những bức ảnh màu đỏ - Ảnh 2.

Thông điệp từ nỗi ám ảnh của những bức ảnh màu đỏ - Ảnh 3.

Thông điệp từ nỗi ám ảnh của những bức ảnh màu đỏ - Ảnh 4.

Thông điệp từ nỗi ám ảnh của những bức ảnh màu đỏ - Ảnh 5.

Thông điệp từ nỗi ám ảnh của những bức ảnh màu đỏ - Ảnh 6.

Thông điệp từ nỗi ám ảnh của những bức ảnh màu đỏ - Ảnh 7.

Thông điệp từ nỗi ám ảnh của những bức ảnh màu đỏ - Ảnh 8.

Thông điệp từ nỗi ám ảnh của những bức ảnh màu đỏ - Ảnh 9.


Cuộc thi sáng tác truyền thông "Không đổ lỗi" nhằm tìm kiếm các sản phẩm truyền thông mang thông điệp về việc cần:Chấm dứt việc đổ lỗi cho nạn nhân bạo lực giới dưới bất kỳ hình thức nào, bạo lực giới xảy ra không phải do lỗi của nạn nhân.

Cuộc thi do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) phối hợp với Báo PNVN thực hiện, được tài trợ bởi Cơ quan Viện trợ Australia và Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn